Tip #14: Bài luyện ngón bốn tay!

        Hanon và Deliateur là hai giáo trình luyện ngón nổi tiếng và được sử dụng phổ biến trong giảng dạy Piano.  Bên cạnh nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả thực sự của Hanon trong việc tập luyện, cuốn sách bao gồm 60 bài luyện ngón này vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới cho đến ngày hôm nay.

Nhưng mặc dù Hanon và Deliateur được tin dùng như thế nhưng có một sự thật khó phủ nhận: Cả hai bộ giáo trình này đều không phù hợp cho trẻ em mới học chơi Piano.

Với sự phức tạp về cấu trúc bài, độ dài câu nhạc cũng như cách sắp xếp, Hanon và Deliateur đôi khi trở thành một nỗi ám ảnh không tên cho những cô bé cậu bé không đủ kiên nhẫn.  

Vậy, nếu như học viên nhỏ tuổi của bạn chưa sẵn sàng cho những bài luyện ngón khó nhằn đó, chúng ta nên luyện ngón như thế nào cho lứa tuổi này?

Vì cũng gặp vấn đề tương tự nên tôi đã nghĩ ra một cách luyện ngón đơn giản và dễ dàng cho trẻ, bên cạnh đó cũng giảm bớt tính nhàm chán hơn so với cách luyện ngón thông thường.  

Cách luyện ngón 5 nốt nhạc  xoay quanh 5 nốt nhạc trong giới hạn bàn tay của trẻ.     Mục tiêu chính của bài luyện ngón 5 nốt nhạc là: Giúp trẻ tập luyện sử dụng các ngón tay nhuần nhuyễn và mềm dẻo.  

Để thực hiện bài luyện này, trẻ chỉ cần một khả năng duy nhất đó chính là: Bắt chước.  

Cách thực hiện: Giáo viên chơi một mẫu câu nhạc bằng 5 nốt nhạc trong giới hạn 5 ngón tay và học viên chơi lại giống như vậy.  Đồng thời, giáo viên sẽ đánh song song phần đệm cùng với học viên.

Giáo viên cũng có thể nâng cao bài tập này bằng cách: Mỗi lần hết câu nâng cao độ lên một bậc.

Đây là cấu trúc được viết ra trên dòng kẻ nhạc:

Tương tự như vậy, các bài luyện sẽ được giáo viên tự thiết kế với cấp độ từ dễ đến khó tùy thuộc theo mục tiêu bài học.  Đối với những bài luyện dễ là di chuyển các nốt liền kề như ví dụ trên, những bài luyện khó hơn sẽ là tập trung vào các nốt cách xa  nhau như quãng 3, quãng 4 hoặc quãng 5. 

Đối với cách làm trên, giáo viên được thoải mái sáng tạo tất cả những gì mà giáo viên có thể nghĩ ra, có thể nói nó không có giới hạn.  Quan trọng nhất, đó chính là các mẫu câu đưa ra nên vừa sức, phù hợp với của học viên.   Nếu như mẫu câu của giáo viên đưa ra quá khó, học viên rất dễ nản chí.

Sau khi đã sử dụng phương pháp này trong giảng dạy Piano cho các bạn nhỏ, tôi nhận ra tính hiệu quả của bài luyện ngón trên đem lại là vô cùng lớn.  Dưới đây là một câu chuyện ngắn về tip số #14, bạn có thể rất muốn nghe: 

Don là một cậu bé 9 tuổi đã học Piano được vài tháng tại một trung tâm dạy Piano ở trung tâm Seoul, khi gặp tôi lần đầu tiên, cậu là một mớ hỗn độn.  Don không thể chơi đúng nhịp, các ngón tcủa cậu gãp cặp lại và cổ tay thì lắc lư không ngừng. Nghe Don chơi đàn giống như là một nồi các dụng cụ đinh thép búa rìu va vào nhau. 

Tôi quyết định bắt đầu lại từ những cái nhỏ nhất.  Cách ngồi, cách đặt các ngón tay, cách nhấn xuống phím đàn, cách giữ nhịp, cách chơi đúng tiết tấu…Và mỗi 5 phút đầu buổi học,  chúng tôi lại cùng nhau thực hiện bài luyện ngón bốn tay.  Ban đầu, Don không thể nào làm giống tôi, cậu không nhấc được các ngón 4, 5 và cũng rất khó để chơi đúng tiết tấu tôi đã chơi.  Nhưng chúng tôi vẫn kiên nhẫn, ngồi bên nhau tập luyện, mỗi buổi học từng chút một, từng chút một…và bây giờ thì Don của tôi đã giỏi hơn xưa.  Tôi nhìn thấy tình yêu và sự vui thích trong ánh mắt của cậu mỗi khi đến giờ học Piano.  Tôi tin rằng, Don đã thay đổi.  

2 Replies to “Tip #14: Bài luyện ngón bốn tay!”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!