Tip #16: Chơi quãng bằng một nốt nhạc !

         Âm nhạc là một trong những ngôn ngữ đẹp đẽ nhất mà tôi từng được học khi còn thơ ấu.  Quãng, hay còn gọi là khoảng cách giữa hai nốt nhạc luôn mang đến cho chúng ta những cảm giác diệu kỳ, lúc thì chúng vui vẻ sáng rỡ có lúc chúng lại buồn bã ảm đạm.  Đôi lúc chúng mạnh mẽ đầy kiêu căng, nhưng có lúc chúng lại ngơ ngác đặt một dấu chấm hỏi như mong mỏi được trả lời.

Khi dạy cho học viên chơi quãng trên đàn Piano vấn đề tôi thường hay gặp nhất đó là các bạn nhỏ không thích đọc nốt, hoặc suy nghĩ rất lâu để tìm được nốt ở trên và ở dưới.  Vấn đề này lớn đến nỗi được viết thành một cuốn tiểu thuyết với đề tựa: “Tại sao học viên Piano không thích đọc nốt?”

À à…tôi đùa thôi, ấn phẩm đó chưa ra đời đâu.

Vốn là một người không muốn thời gian trôi đi vô ích, tôi thật không cam tâm mấy khi nhìn thấy học viên mất thời gian “nặn” ra từng nốt như vậy.  Thế nên, sau nhiều buổi chạm trán với vấn đề này, một cách để giúp đẩy nhanh quá trình tập quãng đã nảy ra trong đầu tôi.

Ví dụ với câu đầu của bài Amazing Grace có các quãng 3 và quãng 6.

B1: Giáo viên hoặc học sinh ghi chú số quãng kế bên các quãng.

Bước 1: Giáo viên/học sinh ghi chú các số quãng kế bên quãng

B2: Học viên đọc và chơi các nốt ngọn của quãng cùng với giai điệu câu nhạc. 

 B3: Học viên chơi quãng kèm theo nốt ngọn đã được chơi trước đó.  

Bùm! Thật dễ dàng!!! 

          Đây có thể là một cách đơn giản và vô cùng hiệu quả để giúp học viên trong quá trình tập luyện một tác phẩm mới trong đó có các quãng.  Thao tác 1 được thực hiện giúp ích cho học viên không chỉ chơi được quãng mà còn đọc được quãng.   Thao tác 2  và 3 giúp học viên nhận biết nhanh hơn và từ đó có thể chơi nhanh hơn mà không cần phải đọc từng nốt.  Chơi và vận dụng quãng cách hài hoà vào đường nét giai điệu sẽ mang đến những hiệu quả về hoà âm rất phong phú. Mong rằng tip #16 này có thể đem đến cho bạn một cái nhìn dễ chịu hơn khi hướng dẫn học viên tập chơi quãng trên đàn Piano.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!