Bốn điều cho giáo viên mới, khi tổ chức lớp học.

         Nếu được hỏi câu này, phần lớn giáo viên sẽ trả lời là vui vẻ. Nhưng, sự thật là, một lớp học vui vẻ sẽ không thể là một lớp học yên lặng.  

Dưới góc nhìn của một giáo viên rất mới, tôi tin rằng một lớp học nơi học sinh hoạt động sôi nổi tích cực thì đáng giá hơn nhiều so với một tiết học im ắng với hai mươi cặp mắt nhìn chăm chăm lên bục giảng.  Bởi vì, chỉ khi trao đổi và thảo luận, các ý tưởng mới thực sự được hình thành và đi sâu vào trong tâm thức người học.  

Tuy nhiên, để cân bằng được giữa không khí sôi động và tính trật tự của các thành viên trong lớp cần đến rất nhiều yếu tố.  Trong bài viết hôm nay, tôi muốn chia sẻ những bí quyết vô cùng đơn giản để giữ cho lớp học vui vẻ, sôi động nhưng vẫn nằm trong mức điều khiển của giáo viên.

1.  Thể hiện quyền hạn từ ban đầu

Điều cần thiết này phải được thiết lập ngay thời điểm giáo viên và học sinh gặp nhau buổi đầu tiên.  Giống như việc thay đổi những thói quen xấu bằng các thói quen tốt,  khi càng sớm thống nhất với nhau về các nguyên tắc chung trong lớp, học sinh và giáo viên càng có nhiều thời gian dài để tập luyện các thói quen này.   Dùng tranh ảnh minh hoạ giúp học sinh nhớ lâu hơn khi chỉ nói bằng lời.  Giáo viên cũng cần thưởng phạt hợp lý với các trường hợp xảy ra để nhắc nhở các hành vi chưa tốt và khuyến khích các hành vi tốt được phát triển nhiều hơn. 

2. Mở màn ấn tượng 

Mở đầu bài học ấn tượng sẽ gây được nhiều sự chú ý của học sinh đến nội dung của bài hơn là bắt đầu bằng cách thông thường.  Ở những phút đầu tiên, nếu giáo viên lấy được sự chú ý của học sinh càng sớm thì 99% thời gian còn lại của tiết học, chúng sẽ dễ dàng bị thu hút vào nội dung bài học.  Vd: Để khuyến khích học sinh lớp 4 học đọc nốt nhạc, tôi đã chơi bản Shape of you trên đàn Piano và đặt câu hỏi: “Làm sao cô có thể chơi được bản nhạc này?” 

3. Thiết lập dấu hiệu 

Ký hiệu nhận biết là một công cụ tuyệt vời để điều khiển một đám đông đang điên loạn.  Thay vì gào thét và trở nên hung dữ, giáo viên hãy đưa ra dấu hiệu để học sinh có thể giúp học sinh kiểm soát hành vi của chúng.  Trong giờ Âm nhạc, tôi lấy sự chú ý của học sinh bằng cách vỗ tay tiết tấu.  Khi học sinh nghe tiết tấu này vang lên, chúng tự động vỗ đáp ứng lại giống như vậy.  Cách đơn giản hơn có thể là: Đếm số, học sinh lần lượt đồng thanh đọc số ngón tay tôi đưa lên trước cả lớp các con số bất kỳ.  Ngoài ra, các loại nhạc cụ như chuông, kèn, temborine cũng khá hiệu quả cho việc thiết lập dấu hiệu chú ý trong lớp.  

4. Chọn một tấm gương

Học sinh thích được khen ngợi, không ngoại trừ một độ tuổi nào.  Khi cả lớp bắt đầu nhốn nháo và dấu hiệu ồn ào có nguy cơ gia tăng, hãy cao giọng (phải thật cao giọng để tất cả đều nghe thấy) khen ngợi một học sinh đang ngồi ngoan nhất.   Hành động này thúc đẩy tính cạnh tranh của các học sinh khác trong lớp và từ đó tạo ra những hiệu ứng tích cực cho tập thể.  Cách này sẽ hiệu quả hơn nữa khi giáo viên khen thưởng ngay lập tức cho học sinh đó bằng một sticker hoặc một điểm cộng.  Chắc chắn là, tất cả các thành viên còn lại trong lớp sẽ tự chấn chỉnh chính mình ngay lập tức.  Đây là cách tôi rất thường hay sử dụng trong việc quản lý và tổ chức lớp.  

Bốn điều trên là những gì tôi đã rút được qua sáu tháng chinh chiến trong từng tiết học.   Phải cảm ơn các bạn học sinh rất nhiều vì đã đem đến những bài học rất đặc biệt cho sự nghiệp giảng dạy ngắn ngủi của tôi. 

Còn một điều cuối cùng, tôi thấy vô cùng chính xác mà ít ai nhận thất đó là: Giáo viên luôn cần phải giữ cho tâm trí minh mẫn và sức khỏe ổn định cho mỗi tiết dạy.  Buổi học sẽ không có kết quả tốt, khi bên trong giáo viên chưa thực sự ổn. 

Hy vọng qua những chia sẻ ngắn này, các bạn giáo viên sẽ những có tiết học thật sôi động nhưng người kiểm soát cuộc vui đó vẫn là chính các bạn. 

  

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!