Tip #27 : “5 10 15 20…”

Lúc tôi 6 tuổi, trẻ em quanh khu nhà tôi ở rất đông.  Mỗi chiều đi học về, chúng hay qua nhà rủ chơi trò “năm mười”.  Chơi thì chơi chứ tôi không thích mấy.  Nản nhất là khi đi trốn mà bị tìm, thế là phải “bị”, mà tôi thì chẳng giỏi về khoản “bị” chút nào…

Tuy vậy, khi lớn lên và bắt đầu công việc giảng dạy Piano, tôi lại rất thích trò “trốn – tìm”.  Các bạn nhỏ cũng thế, chúng rất hào hức và luôn sẵn sàng cho cuộc tìm kiếm mỗi khi được chơi “trốn – tìm”.

Hẳn bạn tò mò rất muốn biết chúng tôi đã chơi như thế nào, khi mà bạn biết rằng trò chơi này dường như chẳng liên quan gì đến học Piano. 

Nhưng, gượm đã…

Chúng ta đều biết, Âm nhạc được hình thành bởi âm thanh có sự sắp xếp và được quy định bởi các ký hiệu. Lý thuyết đến sau thực hành chứ không phải thực hành có sau lý thuyết. Hãy thử nhịp chân tạo một tiết tấu sau đó hãy thử viết tiết tấu đó ra thành các ký hiệu (nếu như bạn đã từng được học Nhạc).  Vậy có phải bạn đã chuyển hoá từ âm nhạc đến ký hiệu không? Từ xa xưa, Âm nhạc được quy định bằng những ký hiệu chung để mọi người đều có thể hiểu được, giống như chúng ta có thể nói cùng một thứ ngôn ngữ. 

Ví dụ như âm thanh kéo dài bằng một phách đều được ký hiệu là nốt đen, ba âm thanh đều nhau nhưng đều nằm trong một phách được ký hiệu là liên ba đơn, vv…vv…Hoặc như các cao độ, chúng đều được quy định bằng 7 ký tự và độ cao thấp của chúng được thể hiện bằng vị trí trên 5 dòng kẻ với các khoá khác biệt.  

Khi học về các yếu tố căn bản của âm nhạc như cao độ, tiết tấu, cường độ, hoặc bất cứ yếu tố nào được quy định bằng ký hiệu, trẻ rất cần vận dụng tai nghe để trải nghiệm được các yếu tố đó.  Dựa trên đặc điểm này, tôi đã ứng dụng vào trò chơi “trốn – tìm” như là một hoạt động để rèn luyện và củng cố kỹ năng lắng nghe và định hình của trẻ.  

Chuẩn bị: 

1.Các flash cards có chứa nội dung giáo viên/phụ huynh muốn luyện tập cho trẻ nghe.  Ví dụ như: Tiết tấu nốt đen, nốt trắng hoặc nốt móc đơn với chùm móc kép, vv…vv… 

Xem thêm ở phần flash cards tôi chia sẻ ở đây

2. Đàn Piano/Organ hoặc ứng dụng trên Ipad (nhạc cụ xylophone hoặc sử dụng tay vỗ)

3. Bảng xem sẵn dành cho giáo viên (gom các flash cards lại và chụp hình)

Thực hiện: 

  1. Trẻ úp mặt vào tường, hoặc giấu mặt đi nơi khác, đếm “50 10 15…” đến 100. Trong lúc đó phụ huynh/giáo viên giấu rải rác các flash cards tại một khu vực trong nhà. (Không nên giấu quá kỹ ở những nơi quá khó tìm) 

2.Ngồi tại chỗ nhạc cụ, thực hiện mội nội dung trên một flash cards bất kỳ. 

3.Trẻ nghe và thực hiện lại nội dung đó (Nếu là dãy cao độ thì có thể hát lại, là tiết tấu thì có thể là vỗ lại) 

4.Trẻ tìm flash cards có chứa nội dung đó và mang về chỗ phụ huynh/giáo viên trong 10 giây.

5.Trẻ chơi lại tiết tấu hoặc cao độ đó trên đàn để so sánh với nội dung phụ huynh/giáo viên đã chơi lúc nãy. 

Với mỗi lần đem về chính xác, trẻ ghi được 10 điểm.  

Rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung cao độ là điều tôi thích nhất trong hoạt động này.  Muốn giành được 10 điểm, trẻ phải vận dụng 100% thính giác để nghe được nội dung, sau đó chúng sẽ học cách ghi nhớ nội dung đó để đi tìm chính xác thứ chúng cần.  So với trò “trốn – tìm” ngày xưa, tôi tin là trò chơi này hứng thú hơn rất rất nhiều.  

Mong rằng với tip #27 này, bạn đã biết thêm điều gì đó hữu ích và hay hay cho những tiết dạy Piano, cho cả bạn và cho cả trẻ.

========================================================================

Nếu như bạn đang tìm kiếm công cụ giảng dạy sinh động và bắt mắt hơn để có một giờ học Piano thật vui nhôn. Hãy mua ngay bộ giáo trình mini học tiết tấu Chú Sóc Con được thiết kế đầy đủ các bước từ a đến z để bạn có thể tổ chức những tiết học thật vui cho lứa tuổi mầm non từ 4 đến 6 tuổi.

Xem bản mẫu của bộ giáo trình tại đây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!