Tip #33: Tạo Màu Sắc Cho Piano Với Body Percussion

Học Piano luôn được định nghĩa là một trong những môn học gian khổ và đầy thử thách. Tuy nhiên, ngày nay các nghệ sỹ Piano nổi tiếng thế giới đã biến hoá môn nhạc cụ này trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.

Một trong rất nhiều cách để mang một phần chơi Piano được màu sắc hơn đó chính là thêm các tiết tấu từ các nhạc cụ khác vào. Trong đó, thực hiện body percussion – bộ gõ cơ thể là một trong những cách làm đơn giản và cũng vô cùng thú vị mà người học cũng như giáo viên dạy Piano nên thử. Đặc biệt với học viên lứa tuổi thanh thiếu niên, sử dụng bộ gõ cơ thể trong tập luyện, chơi Piano mang đến rất nhiều sự sáng tạo, độ cảm nhịp mà các bạn học viên có thể nhận được lợi ích từ đó.

Trong bài viết hôm nay tôi chia sẻ một số những cách đơn giản để giúp giáo viên có thể ứng dụng bộ gõ cơ thể trong việc giảng dạy Piano cho trẻ em.

1. Làm nền cho tiểu phẩm

Trong cách đầu tiên này, giáo viên (hoặc trẻ cũng có thể cùng thực hiện) thực hiện body percussion trong 2 ô nhịp trước khi trẻ bắt đầu chơi phần chơi tiểu phẩm của mình và tiếp tục giữ phần body percussion xuyên suốt phần tiểu phẩm trẻ chơi.

Mục tiêu:

– Tập luyện cho trẻ trong chơi đúng nhịp, phách

– Tập luyện cho trẻ cùng chơi nhạc chung với một người khác, nâng cao tinh thần làm việc nhóm.

-Rèn luyện sự tập trung

-Đem đến niềm vui, không khí sôi động cho bài tiểu phẩm

Điểm lưu ý:

-Phần body percussion này cần phù hợp với toàn bộ phong cách, tốc độ, nhịp điệu của bài cũng như khả năng của trẻ.

-Cường độ body percussion của giáo viên không nên quá to, dễ lấn át tiếng đàn của trẻ và làm trẻ mất tập trung.

2. Làm đoạn giạo giữa cho tiểu phẩm

Trong cách tiếp theo này, body percussion của giáo viên và của trẻ có thể được cùng nhau thực hiện ở một đoạn body percussion giữa trước khi trẻ quay lại chơi tiểu phẩm lần thứ hai. Đây có thể được gọi là đoạn dạo giữa, bao gồm trong khoảng 4 đến 8 ô nhịp.

Mục tiêu:

-Tập luyện cho trẻ khả năng phản ứng tốt, luân chuyển nhanh các hoạt động của cơ thể.

– Tập luyện cho trẻ cùng chơi nhạc chung với một người khác, nâng cao tinh thần làm việc nhóm.

-Khuyến khích tinh thần vui vẻ, sôi động trong biểu diễn.

Điểm lưu ý:

-Phần body percussion trong cách số 2 này cũng cần phù hợp với toàn bộ phong cách, tốc độ, nhịp điệu của bài cũng như khả năng của trẻ.

-Giáo viên và trẻ nên tập luyện với nhau thật nhuần nhuyễn trước khi cùng nhau thực hiện.

3. Làm đoạn solo đặc biệt cho tiểu phẩm

Với cách thực hiện này, body percussion sẽ tạo điểm nhấn đặc biệt cho phần biểu diễn. Đoạn solo body percussion của trẻ có thể kéo dài 4 đến 8 ô nhịp được chen vào đầu bài, sau kết bài hoặc giữa bài, trước điệp khúc. Phân đoạn này có thể được thực hiện hoặc là với phần đệm Piano của giáo viên hoặc trẻ có thể tự giữ nhịp để chơi một mình. Cả hai đều mang đến những màu sắc riêng và đặc biệt. Tuỳ vào phong cách của trẻ mà giáo viên nên sắp xếp sao cho phù hợp.

Mục tiêu:

-Mang đến sự đổi mới, màu sắc thú vị cho tiểu phẩm.

-Tập luyện cho trẻ khả năng phản ứng tốt, luân chuyển nhanh các hoạt động của cơ thể.

Điểm lưu ý:

-Phần body percussion trong cách cuối cùng này cũng cần phù hợp với toàn bộ phong cách, tốc độ, nhịp điệu của bài cũng như khả năng của trẻ, với những trẻ chưa vững vàng về nhịp điệu, giáo viên không nên soạn quá nhiều chi tiết phức tạp.

Để tham khảo một số mẫu body percussion để ứng dụng trong tập luyện Piano, dưới đây là các video giáo viên có thể cần xem qua:

1.Body percusion với nhịp 2/4: Video 1 ;

2.Body percussion với nhịp 4/4: Video 1 ; Video 2; Video 3

3.Body percussion với nhịp 3/4: Video 1

Hy vọng với tip 33 này, chúng ta sẽ có thêm một ý thưởng thú vị để màu sắc hoá những tiểu phẩm Piano cho các bạn học viên tuổi teen. Chúc cho chúng ta sẽ có thật nhiều những tiết học nhiều sắc màu trong tháng 10 này 🙂

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!