Nhật ký hoà âm: Hợp âm V7sus4 & Các biến thể của nó

Mở đầu cho chuỗi Nhật ký hoà âm này, mình sẽ viết về hợp âm V7sus4. Video thực hành của bài viết này có thể được xem tại link ở đây.

V7 trước đây được mình biết đến như là một hợp âm dẫn về hợp âm bậc I.  Cho đến khi mình có dịp được nói chuyện với cô Yim về V7sus4 cũng như các biến thể của chính nó, mình hiểu rằng âm nhạc nói chung, hay hoà âm nói riêng là một thế giới mênh mông bất tận.  Có thể đến lúc đã già, hai tay mình đã nhăn nheo run rẩy vẫn chưa thể học hết được những gì tuyệt vời của trong âm nhạc.  

V7sus4 nếu như được dịch ra tiếng việt sẽ là: Hợp âm 7 át treo nốt 4.  Thay vì dùng V7 như bình thường tiến hành về I, V7sus4 có thể thường được đặt trước V7, với nốt bậc 4 được giải quyết về nốt bậc 3 trong hợp âm V7 và sau đó là về I.  Sự di chuyển hoà âm này có thể nhìn thấy khá phổ biến trong hoà âm cổ điển và hiện đại. 

Tuy nhiên, trong nhạc Jazz, hợp âm V7sus4 có thể còn được giữ lại và kéo dài giải quyết về I mà không đi qua V7.  Hiệu ứng này có thể tạo ra màu sắc khá đặc biệt và chút mơ màng cho thể loại nhạc Jazz,  cũng như cho những ai thích chơi hoà âm Jazz.  

Dẫu như vậy, để V7sus4 có thể dễ nhìn và dễ chơi, ngày nay người ta thường viết ký hiệu hợp âm này dưới dạng IV/V.  Vd: Dm7 – Bb/C – C7 – F.  Nhưng, đây chỉ là một cách ký hiệu nhanh để chúng ta có thể dễ dàng đọc bản nhạc, V7sus4 còn có các biến thể khác, phụ thuộc vào cách voicing, cũng như quy trình hoà âm tương ứng với giai điệu.  

Hãy lấy ví dụ là bài Thánh ca “Lo làm việc mau đêm đến kia” (TC.TL 319).  Hợp âm bậc V át trong bài là C7, những biến thể C7sus4 sẽ được quy định với thang âm như sau: 

6 nốt này sẽ được sử dụng để “thiết kế” voicing các nốt giai điệu của hợp âm V7sus4.  Trong đó nốt E là bậc 3 của hợp âm C7sus4 sẽ là nốt “kẻ thù” không thể sử dụng chung với nốt F (sus4).

1.Nốt C

Khi đặt C là nốt giai điệu trên cùng, hợp âm V7sus4 còn được gọi là Bbadd2/C

2.Nốt D

Khi đặt D là nốt giai điệu trên cùng, hợp âm V7sus4 còn được gọi là Bb/C

3.Nốt F

Khi đặt F là nốt giai điệu trên cùng, hợp âm V7sus4 còn được gọi là Bb/C

4.Nốt G

Khi đặt G là nốt giai điệu trên cùng, hợp âm V7sus4 còn được gọi là Bb6/C

5.Nốt A

Hợp âm V7sus4 trong tình huống này đã được kéo dài và giải quyết về I mà không qua V7.

Khi đặt G là nốt giai điệu trên cùng, hợp âm V7sus4 còn được gọi là BbM7/C

6.Nốt B

Hợp âm V7 trong tình huống này đã không có âm 5.

Khi đặt G là nốt giai điệu trên cùng, hợp âm V7sus4 còn được gọi là Bb/C

Như vậy với 6 thang âm của Đô (bậc V) trong giọng F trưởng, V7sus4 có thể được xây dựng voicing với 6 hình thức khác nhau.  Trong tất cả các hình thức trên, các nốt giai điệu phải được đặt lên trên cùng để có thể tạo ra những hiệu ứng tương đối tốt và hiệu quả khi di chuyển.  

Có thể nói với những biến thể khác biệt này, người chơi Piano, đặc biệt là những người chơi đệm đàn sẽ có thêm nhiều màu sắc phong phú cho bản đệm đàn.  

Xem thêm bản hoà âm full của mình TC.319 “Lo làm việc mau đêm đến kia” ở đây!

Còn bạn thì sao? 
  • Tự hoà âm lại một ca khúc mà bạn yêu thích, có sử dụng hợp âm V7sus4 trước các kết V – I. 
  • Viết ra điệu thức 6 nốt giai điệu của nốt bậc 5 dựa trên thang âm của giọng bài hát và thử nghiệm các biến thể này cho bản hoà âm của bạn. 
  • Share kết quả với mình tại phần comment dưới bài viết này trên blog toidaypiano.com, hoặc gửi email về cho mình tại địa chỉ toidaypiano@gmail.co

Chúc mọi người ngày càng hoà âm hay hơn 🙂

04.05.2020

Nhật ký của một cô gái yêu hoà âm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!