LIST NHẠC CỔ ĐIỂN CHO TRẺ THOẢ SỨC TƯỞNG TƯỢNG

Lắng nghe là một trong những kỹ năng tuyệt vời nhất song cũng quan trọng nhất mà trẻ em cần được phát triển trong những năm tháng đầu đời. Khi được rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt, trẻ sẽ được xây dựng nền tảng thẩm mỹ âm nhạc hài hoà và lành mạnh, tạo điều kiện cho định hướng học nhạc và chơi nhạc về sau khi trưởng thành.

Dưới đây là album nhạc Carnival the Animal – Ngày hội muôn loài của nhà soạn nhạc tài ba thuộc thời kỳ cổ điển Camille Saint-Saëns. Ngày hội muôn loài được biết đến là một trong những tuyển tập các tác phẩm âm nhạc đi đầu trong những giờ học Cảm Thụ Âm Nhạc dành cho lứa tuổi mầm non và đầu cấp 1. Tôi xin được giới thiệu đến quý giáo viên và các bạn phụ huynh album tuyệt vời bên dưới đây, đi kèm tên của các bản nhạc đã được dịch ra tiếng việt.

Carnival of the Anmial – Ngày hội muôn loài
Nhạc sĩ: Camille Saint-Saëns

Bước đi hoàng gia của Sư Tử: https://youtu.be/6ZhegbAvhtY
Gà mái và Gà trống: https://youtu.be/lEd7Ovt4cWE
Lừa hoang dã: https://youtu.be/RoFY7-2f_lM
Rùa: https://youtu.be/oEjb_VoHI2g
Voi: https://youtu.be/f1nVDoCnsNk
Chuột túi: https://youtu.be/8gjNhJ7l7Mk
Thuỷ cung: https://youtu.be/-OAQ6rAs9DA
Những con thú có tai dài: https://youtu.be/VQfgeutobG8
Cúc cu trong rừng sâu: https://youtu.be/d4ll80_QpUI
Những chú chim nhỏ: https://youtu.be/ZFJf3rHd69c
Nghệ sỹ dương cầm: https://youtu.be/b_tdneMf5XY
Hoá thạch: https://youtu.be/0TSkIG9lFvY
Thiên nga: https://youtu.be/cXEy_UfSgCU
Lời chào cuối: https://youtu.be/FPwqWgltUDo

Để trẻ có thể đạt được lợi ích nghe tốt nhất, nên cho trẻ nghe với âm lượng tương đối vừa phải, chỉ nghe chứ không xem hình ảnh video. Có thể trước khi nghe chúng ta cũng không cần giới thiệu tựa đề, trẻ có thể lắng nghe và để cho tâm trí chúng được tự do tưởng tượng. Sau đây là một số các câu hỏi gợi ý có thể giúp trẻ nghe và phát triển nghe có nhận thức sâu hơn:
.
1. Con có thích bản nhạc này không?
2. Bản nhạc này có to/nhỏ/nhanh/chậm…không?
3. Bản nhạc này vui vẻ/sôi động/êm đềm, nhẹ nhàng như nhạc ru ngủ hay không?
4. Bản nhạc này nghe có buồn bã/tức giận/đáng sợ hay không nhỉ?
.
5. Khi nghe nhạc thì con cảm thấy thế nào?
6. Có bao nhiêu âm thanh nhạc cụ con nghe được?
7. Con có thể nói cho mẹ/ba/cô biết khi nào thì âm nhạc thay đổi không?
8. Trong dịp nào thì chúng ta chơi nhạc như thế nào nhỉ?
9. Con không thích điều gì trong bản nhạc này?
.
10. Chúng ta nên đặt tựa đề cho bản nhạc này là gì sẽ phù hợp?
11. Con có thể hình dung ra một câu chuyện mà bản nhạc muốn kể cho mình không?
12. Bản nhạc này có làm con liên tưởng đến hình ảnh/bức tranh nào không?
13. Con nghe thấy những gì?
14. Âm nhạc này khiến con nghĩ giống những con vật/nhân vật nào mà con từng biết?

Về thời điểm lắng nghe cũng là một điều cần lưu ý. Theo tôi, không phải thời khoảng thời gian nào trong ngày trẻ cũng có thể nghe một cách tốt nhất. Theo như tôi thấy, trẻ nên nghe lúc đầu óc tỉnh tháo, khoẻ mạnh, tâm trí minh mẫn. Vì để có đủ năng lượng cho việc tập trung lắng nghe sâu và tưởng tượng, phụ huynh cũng như giáo viên nên đảm bảo trẻ không quá mệt hay đói bụng, buồn ngủ khi bắt đầu lắng nghe.

Chúc quý phụ huynh và các bạn giáo viên sẽ có khoảng thời gian nghe nhạc cùng với trẻ thật hiệu quả <3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!