Nhật ký hoà âm #2: Ứng dụng Modal Interchange cách đơn giản nhất

Tôi không biết vì sao mình thích hoà âm.

Nhiều năm trôi qua khi nhìn lại những gì mình chơi, hầu hết đều là về hoà âm. Tôi tự hỏi vì sao mình lại thích sử dụng những hợp âm mới, hay là hơn nữa, đặt hoà âm riêng theo ý mình. Người ta hay bảo, người thiếu cái gì mới thích cái đó. Có thể điều này với tôi là hoàn toàn đúng.

Cách đây 2 tuần, tôi quay trở lại gặp giáo sư Yim và có buổi học với bà tại một ngôi nhà thờ nhỏ nằm cạnh dòng suối ở tỉnh Gwangcheon. Bà nói với tôi về Modal Interchange và đó là lần đầu tiên tôi được nghe về khái niệm này bằng ngôn ngữ tiếng anh. Vì thế để hiểu tường tận tôi đã thu âm lại toàn bộ buổi học hôm ấy (và cả những buổi học từ trước đó đến sau này) và lắng nghe lại vài lần sau đó khi có thời gian.

Đây là những gì tôi tìm được khi tra nghĩ của từ này trên internet:

To put it simple, modal interchange is the practice of temporarily borrowing chords from a parallel tonality / modality without abandoning the established key. This technique has been around for centuries and is well established in most genres, including rock, pop, jazz and classical music.

Pär Svensson

Tạm dịch:

Nói một cách đơn giản, trao đổi phương thức là việc mượn những hợp âm tạm thời từ một âm điệu / phương thức song song mà không từ bỏ giọng điệu đã có của bài. Kỹ thuật hoà âm này đã có từ nhiều thế kỷ và được sử dụng ở hầu hết các thể loại, bao gồm nhạc rock, pop, jazz và nhạc cổ điển.

Pär Svensson

Như vậy có thể hiểu, Modal Interchange có thể gọi là hình thức thay đổi hợp âm của một bản nhạc bằng cách mượn hợp âm từ những điệu thức/giọng song song ) hoặc đôi khi là từ những thang âm cổ khác) với giọng điệu của bản nhạc đó. Theo như lý thuyết âm nhạc Việt Nam dịch ra thì đây chính là Ly Điệu, và tôi chắc chắn rằng trong chúng ta, ai cũng đã từng có không ít lần sử dụng kỹ thuật Modal Interchange trong đệm hát, kể cả tôi cũng vậy.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ về một trong những cách ứng dụng Modal Interchange đơn giản nhất trong phối hoà âm cho Thánh Ca, đó là mượn hợp âm của giọng thứ song song với giọng trưởng của bài.

1. LÝ THUYẾT SƠ LƯỢC TRƯỚC KHI ỨNG DỤNG MODAL INTERCHANGE

Đầu tiên, chúng ta sẽ có Điệu thức Đô Trưởng được viết với các hợp âm 7 như sau:

Để lý giải cho lý do vì sao không viết ở hợp âm ba (triad) mà lại viết ở hợp âm 7, tôi xin được nói là viết ở thể nào không quan trọng. Mục đích của việc viết này là giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về những hợp âm có trong điệu thức Đô Trưởng.

Tiếp theo, chúng ta sẽ viết ra Điệu thức Đô Thứ, là giọng họ hàng cùng tên nhưng khác hoá biểu của Đô Trưởng.

Bước cuối cùng trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật Modal Interchange, chúng ta cần biết về chức năng của các nhóm hợp âm. Trong một điệu thức, đây là 3 nhóm hợp âm chính có thể thay thế vị trí cho nhau với chức năng tương tự nhau:

Để lý giải vì sao phải là những hợp âm này được đặt chung nhóm với nhau, câu trả lời là vì chúng có với nhau 2 âm chung nhiều hơn so với những hợp âm còn lại trong thang âm.

Dựa vào nguyên lý vòng tròn quãng 3 ở trên, ta có thể biết trong điệu thức Đô Trưởng và Đô Thứ các nhóm tính năng sẽ được chia như sau:

Các hợp âm trong nhóm Đô Trưởng được phân chia tính năng trong các nhóm. Các hợp âm chung nhóm có thể được thay thế cho nhau. Nhóm chủ gồm: CM7, Em7, Am7 (1-3-6); Nhóm hạ át gồm: Dm7, FM7 (2-4); Nhóm át gồm: G7, B dim7 bán giảm ( 5-7).
Các hợp âm trong nhóm Đô Thứ được phân chia tính năng ra trong các nhóm. Các hợp âm chung nhóm có thể được thay thế cho nhau. Nhóm chủ gồm: Cm7, Eb7, AbM7 (1-3-6); Nhóm hạ át gồm: Ddim7 bán giảm, Fm7 (2-4); Nhóm át gồm: Gm7, Bb7 ( 5-7).

Như vậy, khi ứng dụng kỹ thuật Modal Interchange (MI) trong phối hoà âm mới cho một bản nhạc, chúng ta sẽ sử dụng các hợp âm chung nhóm nhau giữa hai điệu thức Trưởng và Thứ. Như vậy, trong một nhóm chủ (Tonic) bây giờ khi đã ứng dụng MI, chúng ta sẽ có nhiều hơn 3 sự lựa chọn hợp âm.

2. ỨNG DỤNG MODAL INTERCHANGE

*Hầu hết khi ứng dụng phối hoà âm mới, chúng ta đều phải cân nhắc nốt giai điệu của bài. Nếu nốt giai điệu của bài “cho phép” hoà âm có thể thay đổi thì chúng ta có thể thay đổi. Trường hợp ngược lại, nếu thay đổi hoà âm làm thay đổi giai điệu thì nên cân nhắc. Hoặc, có thể biến đổi nốt giai điệu một chút để phù hợp.

Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng bản Thánh ca “Nhìn lên Cha Thánh” (TVCHH.45) để làm ví dụ cách ứng dụng MI trong phối hoà âm mới.

Dưới đây là một số chỗ đã được sử dụng MI trong bài

1. Hợp âm bậc IV

Ô nhịp hợp âm F được thêm vào bằng hợp âm Fm (phách 3&4) – Fm là hợp âm bậc 4 của điệu thức Đô Thứ

2. Hợp âm bậc V

Ô nhịp hợp âm G7 được thêm vào hợp âm Bb (phách 1&1) – Bb là hợp âm bậc VII nằm trong nhóm Át của điệu thức Đô Thứ.

Một số chỗ khác như ô nhịp đầu tiên của đoạn dạo đầu Intro hoặc điệp khúc khi qua lại lần thứ 2. Xem video bên dưới đây để nhìn thấy rõ hơn nhé!

Nhấn vào đây để download sheet nhạc nè

Còn bạn thì sao?

  • Tự hoà âm một bản nhạc nào đó bạn thích, ứng dụng kỹ thuật MI vào trong phần hoà âm mới đó.
  • Share kết quả với mình tại phần comment dưới bài viết này hoặc gửi email cho mình tại địa chỉ toidaypiano@gmail.com nhé!

Chúc cả nhà sẽ ngày càng hoà âm hay hơn! Yêu! xoxoxo

2 Replies to “Nhật ký hoà âm #2: Ứng dụng Modal Interchange cách đơn giản nhất”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!