Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 3: Hố sâu ngộ nhận

Có phải dạy Piano chỉ đơn là mở ra một trang sách và chơi đi chơi lại những gì được chép trên 5 dòng kẻ nhạc?

Niềm tin của mình đã thay đổi.

Mình không chấp nhận lẽ thường như mọi người hay nói: “Học Piano khó lắm!”. Càng chơi nhạc cụ này bao nhiêu mình càng khám phá ra những sự thật mà bấy lâu nay nhiều người vẫn hay nghĩ là đúng thật ra lại chẳng hề đúng.

Ngay cả chính mình – một giáo viên thực hành cả ngàn tiết dạy Piano trong hơn 10 năm qua cũng đã rơi vào hố-sâu-ngộ-nhận khi lắm lúc quá cả tin vào những gì quy trình đã được lặp đi lặp lại mà lại thiếu đi những suy luận độc lập từ cá nhân.

Để tiếp tục cho hành trình giảng dạy bộ môn nghệ thuật này đi đến những bước phát triển cao hơn nữa, mình muốn viết lại những “lầm tưởng” mà bản thân đã từng mắc phải. Với mình, dạy Piano không chỉ đơn thuần là một công việc nhưng đây thực sự là một nơi mình có thể đem đến cho mọi người: Niềm vui; Cảm xúc tích cực và Sự chữa lành. Trong đó sự chữa lành trong âm nhạc là điều mình quan trọng nhất. Vì sẽ không thể có những tiết học Piano đầy khó khăn, mệt mỏi, la hét chưởi mắng hay đánh đập nếu như người giáo viên có thể biết truyền tải những khái niệm đẹp trong âm nhạc bằng những phương pháp đầy nghệ thuật.

Và…dưới đây là những điều đã từng khiến mình lầm tưởng:

Lầm tưởng #1 – Bắt đầu với 7 nốt nhạc

Lầm tưởng #2 – Đọc nốt mới biết chơi đàn

Lầm tưởng #3 – Tập luyện, tập luyện, tập luyện

Lầm tưởng #4 – Trẻ em là những thần đồng

Lầm tưởng #5 – Dạy đàn không cần giáo án

Lầm tưởng #6 – Mọi thứ phải thật hoàn hảo

Lầm tưởng #7 – Học đàn là nghiêm túc

Lầm tưởng #8 – Đã chán thì nghỉ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!