Chương 1: The Artistic Image of a Musical Composition (Heinrich Neuhaus)

Chương 1: Hình Ảnh Nghệ Thuật của Tác Phẩm Âm Nhạc

Tôi thú nhận rằng tiêu đề này khiến tôi có một chút hoài nghi, mặc dù khái niệm mà nó diễn tả thường được chấp nhận và mọi người đều hiểu những từ này mang ý nghĩa hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu và thực tế. Nhưng “hình ảnh nghệ thuật của một tác phẩm âm nhạc” là gì nếu không phải chính là âm nhạc, chất liệu sống động của âm thanh, ngôn ngữ âm nhạc với các quy tắc, các thành phần của nó, mà chúng ta gọi là giai điệu, hòa âm, phức điệu, v.v., một cấu trúc hình thức cụ thể, một nội dung cảm xúc và thi vị? Biết bao lần tôi đã nghe những học sinh không có sự đào tạo âm nhạc hoặc nghệ thuật thực sự, tức là không có giáo dục thẩm mỹ, không phát triển đầy đủ về mặt âm nhạc, cố gắng trình diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc vĩ đại! Ngôn ngữ âm nhạc không rõ ràng đối với họ; thay vì là một ngôn ngữ mạch lạc, họ chỉ tạo ra một thứ lẩm bẩm; thay vì là một ý tưởng rõ ràng chỉ là những mảnh vụn nhỏ bé của suy nghĩ; thay vì là cảm xúc mạnh mẽ là một vài nỗi đau đớn mờ nhạt; thay vì là logic sâu sắc là “kết quả mà không có nguyên nhân”, và thay vì là một bản diễn tấu phù hợp là một sự thể hiện vô cùng không đủ. Đây là loại trình diễn mà bạn có được nếu hình ảnh nghệ thuật bị bóp méo, hoặc là nó không ở trung tâm của sự biểu diễn tấu hoặc là hoàn toàn mất đi. read more

The Art Of Piano Playing (Heinrich Neuhaus) – Thay cho lời nói đầu

Trước hết, một vài tuyên bố đơn giản mà tôi sẽ nói như sau:

  1. Trước khi bắt đầu học một nhạc cụ, người học, dù là trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn, nên có sẵn một tinh thần âm nhạc; nói cách khác, họ nên mang âm nhạc trong tâm trí, giữ nó trong trái tim và nghe nó bằng đôi tai của tâm hồn. Toàn bộ bí quyết của tài năng và thiên tài là ở chỗ âm nhạc sống một cuộc sống trọn vẹn trong bộ não của người có tài trước khi họ thậm chí chạm vào bàn phím hoặc kéo vĩ cầm trên dây đàn. Đó là lý do tại sao Mozart khi còn nhỏ có thể “ngay lập tức” chơi piano và violin.
  2. Mỗi màn trình diễn – các vấn đề về biểu diễn sẽ là chủ đề chính của những trang này – bao. gồm ba yếu tố cơ bản: tác phẩm được biểu diễn (âm nhạc), người biểu diễn và nhạc cụ. Chỉ có sự làm chủ hoàn toàn ba yếu tố này (và trước hết là âm nhạc) mới có thể đảm bảo một màn trình diễn nghệ thuật tốt.
    • Ví dụ đơn giản nhất về bản chất “ba mặt” của biểu diễn là việc biểu diễn một tác phẩm piano bởi một nghệ sĩ solo. Những điều đơn giản cần phải được nói ra vì trong thực tế giảng dạy, rất thường xuyên xảy ra trường hợp sự chú trọng được đặt vào một hướng cụ thể nào đó, dẫn đến việc một trong ba yếu tố bị tổn hại; nhưng đặc biệt (và đây là điều đáng buồn nhất) là người ta thấy rằng nội dung, tức là bản thân âm nhạc (cái mà chúng ta gọi là “hình ảnh nghệ thuật”) không được chú ý đúng mức, thay vào đó sự chú ý chủ yếu tập trung vào việc làm chủ kỹ thuật của nhạc cụ. Một sai lầm khác – đúng là ít phổ biến hơn trong số các nhạc công – là việc đánh giá thấp khó khăn của việc hoàn toàn làm chủ một nhạc cụ để phục vụ cho âm nhạc, dẫn đến việc chơi không hoàn hảo từ quan điểm “âm nhạc”, chơi bị ảnh hưởng bởi tính nghiệp dư.
  3. Một vài lời về kỹ thuật. Mục tiêu càng rõ ràng (nội dung, âm nhạc, sự hoàn thiện của màn trình diễn) thì cách thức đạt được nó càng rõ ràng. Đây là một nguyên lý không cần chứng minh. Tôi sẽ có dịp đề cập đến nó nhiều lần. “Cái gì” quyết định “cách nào”, mặc dù cuối cùng thì “cách nào” lại quyết định “cái gì” (đây là một quy luật biện chứng). Phương pháp giảng dạy của tôi, nói ngắn gọn, bao gồm việc đảm bảo rằng. người chơi nên càng sớm càng tốt (sau khi làm quen sơ bộ với tác phẩm và nắm vững nó, dù chỉ là sơ bộ) nắm bắt được cái mà chúng ta gọi là. “hình ảnh nghệ thuật”(bản gốc: The artistic image), tức là: nội dung, ý nghĩa, chất thơ, bản chất của âm nhạc, và có thể hiểu thấu đáo nó theo lý thuyết âm nhạc(gọi tên, giải thích nó), rằng họ đang xử lý điều gì. Sự hiểu biết rõ ràng về mục tiêu này cho phép người chơi nỗ lực đạt được nó, và thể hiện nó trong màn trình diễn của mình; và đó chính là điều mà “kỹ thuật” đề cập đến.

Vì trong những trang này sẽ có nhiều lần đề cập đến “nội dung”, như nguyên tắc quan trọng nhất của biểu diễn, và vì tôi dự đoán rằng từ “nội dung” (hoặc “hình ảnh nghệ thuật” hoặc “ý nghĩa thơ ca”, v.v.) có thể với việc sử dụng nhiều gây khó chịu cho nghệ sĩ piano trẻ, tôi tưởng tượng một sự phản đối có thể có từ phía họ: “Nội dung, nội dung hoài vậy! Nhưng nếu tôi có thể chơi tốt tất cả các đoạn ba âm kép, quãng sáu và quãng tám cùng những khó khăn kỹ thuật khác trong Biến tấu Paganini-Brahms mà không quên âm nhạc, thì tôi sẽ có ‘nội dung’, nhưng nếu tôi chơi sai nốt thì sẽ không có ‘nội dung’.” Đúng vậy! Những lời vàng ngọc! Một nhà văn khôn ngoan từng nói về các nhà văn: “Hoàn thiện phong cách là hoàn thiện ý tưởng. Ai không ngay lập tức đồng ý với điều này thì không còn cứu được nữa.” Đây là ý nghĩa thực sự của kỹ thuật (phong cách). Tôi thường nói với học sinh của mình rằng từ “kỹ thuật” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Texve” và “Texvc” nghĩa là nghệ thuật. Bất kỳ sự cải thiện nào về kỹ thuật cũng là một sự cải thiện về nghệ thuật và do đó giúp “nội dung âm nhạc” được sáng tỏ, ý nghĩa đã bị ẩn giấu; nói cách khác, đó là chất liệu, là bản chất thật sự của nghệ thuật. Vấn đề là nhiều người chơi piano coi từ “kỹ thuật” chỉ là tốc độ, sự đều đặn, sự dũng cảm – đôi khi có nghĩa là “đánh mạnh và đánh vang”. — nói cách khác, đó là những yếu tố riêng lẻ của kỹ thuật chứ không phải kỹ thuật như một tổng thể, như cách mà người Hy Lạp hiểu và bất kỳ nghệ sĩ nào cũng hiểu nó. read more

Ubuntu

Khi còn là một học sinh Piano, mình vẫn thường hay được nhắc về sự tập trung. Và có đôi lúc chính sự tập trung cao độ về một cái gì đó trong quá trình tập luyện khiến mình vô tình quên đi những sự kết nối quan trọng cho cả tác phẩm.

Khi tập trung vào giai điệu, mình sẽ có thể quên đi phần nhạc đệm.

Khi tập trung vào số ngón tay, mình có thể sẽ không nhớ nổi tính biểu cảm của đoạn nhạc. read more

Quên đi mình đã từng là ai

Quên đi mình đã từng là ai,

Trong tiết học thứ hai với cô Irmi, nhóm của mình đã thực hành một bài tập liên quan đến việc “cởi bỏ” những quan điểm cũ kỹ của bản thân để tiếp cận với tri thức mới.

Là một người chơi nhạc lâu năm và cũng là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, luôn có những thứ được đóng khung bên trong mình vô cùng chặt chẽ. Giống như có hai con mắt để nhìn thấy, mình tin vào những gì đã được học, những gì bản thân đã thực hành trong nhiều nhiều năm, giống như mình đã tin vào những gì mắt thường của mình có thể nhìn thấy. read more

Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 4: Tập luyện, tập luyện, tập luyện

Dường như phần lớn thời gian của một nghệ sỹ Piano là dành cho việc tập luyện.

Đôi khi mình nghĩ các chương trình biểu diễn lớn hay nhỏ đều cũng giống như một dạng bài tập. Nơi những người chơi nhạc sẽ rèn luyện các kỹ năng để trở nên thành thạo và ngày-càng-thành-thạo-hơn-nữa.

Khi dạy Piano, mình cũng luôn khuyên học sinh phải thường xuyên tập luyện. Tuy nhiên, cũng giống như người lớn xách cặp đi làm để cuối tháng có lương. Trẻ em, cũng cần có động lực để tập luyện. read more

Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 3: Hố sâu ngộ nhận

Có phải dạy Piano chỉ đơn là mở ra một trang sách và chơi đi chơi lại những gì được chép trên 5 dòng kẻ nhạc?

Niềm tin của mình đã thay đổi.

Mình không chấp nhận lẽ thường như mọi người hay nói: “Học Piano khó lắm!”. Càng chơi nhạc cụ này bao nhiêu mình càng khám phá ra những sự thật mà bấy lâu nay nhiều người vẫn hay nghĩ là đúng thật ra lại chẳng hề đúng.

Ngay cả chính mình – một giáo viên thực hành cả ngàn tiết dạy Piano trong hơn 10 năm qua cũng đã rơi vào hố-sâu-ngộ-nhận khi lắm lúc quá cả tin vào những gì quy trình đã được lặp đi lặp lại mà lại thiếu đi những suy luận độc lập từ cá nhân. read more

Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 2: Học nhạc như học chữ?

….Quay ngược về xa hơn. Tiết học đàn đầu tiên của mình vào năm 1996, thật bất ngờ là cách thầy giáo dạy mình vào thời điểm ấy cũng không khác gì mấy cách nhiều bạn nhỏ được học đàn ở thời điểm này, 28 năm sau….

Vì sao mình nhận định như vậy ?

Vì hầu hết trẻ em vẫn đang được học Piano với những quy trình rất cứng nhắc và cổ điển.

Và chính mình, đôi khi cũng không thể thoát khỏi cái bẫy dễ dàng đó vì mình đã từng tin rằng, dạy Piano là một công việc đơn giản và không quá phức tạp. read more

Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 1: Hai mươi tám năm

Bắt đầu có những tiết dạy đầu tiên vào năm 16 tuổi cho đến nay mình cũng đã trầy trụa trong nghề được hơn 15 năm. Từ xuất phát điểm là một sinh viên được đào tạo chính quy từ trường nhạc cho đến một giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp tốt nghiệp loại giỏi. Học hành đủ thứ các chứng chỉ và phương pháp. Thế nhưng, mình vẫn không thoát khỏi cái gọi là, hố-sâu-của-ngộ-nhận. read more

Làm mẹ “bán thời gian”

Hôm nay mình có một ngày rất dài.

Mình kết thúc ca dạy cuối cùng vào 5h20 và cũng vừa lúc em bé khóc. Chuyển qua căn hộ mới, mình đã sắp xếp để cây đàn ở ngay phòng khách để con nhìn thấy mình và thoải mái chơi mà không mãi dáo dác đi tìm mẹ. Thế nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, thằng bé cũng thế.

Và bây giờ thì căn phòng đã rơi vào tĩnh lặng.

Từ lúc quyết định sẽ làm mẹ “bán thời gian” để tiếp tục những gì đang dang dở với âm nhạc, mình đã phải luôn tranh đấu. Tranh đấu với thời gian, tranh đấu với công việc nhà cửa, đôi khi còn cả với chính mình…Có những thời điểm, vừa ôm con vừa dạy, tai thì nghe học trò, tay thì cố gắng chơi đàn, chân thì dậm pedal. Vậy mà mọi thứ cũng qua. read more

Danh sách các nghệ sỹ Piano yêu thích của tôi

1. Mary Lou Williams

2. Art Tantum

error: Content is protected !!