Cuối năm luôn là thời điểm để giáo viên ôn tập lại các nội dung mình đã giảng dạy trong một năm vừa qua. Việc ôn tập này bao gồm cả phần thực hành và lý thuyết âm nhạc. Đối với lý thuyết âm nhạc, có rất nhiều cách để ôn lại các nội dung kiến thức cũ học sinh đã học. Có một số giáo viên thực hiện các trò chơi trả lời câu hỏi trên powerpoint, có một số sử dụng các bài tập trên giấy, vv…vv… hầu hết đều đem đến những hiệu quả nhất định.
Tip 43: “Cô chúc con một ngày tốt lành!”
Nhịp lấy đà là một chủ đề rất rộng và đôi khi rất ít được đề cập đến trong các tiết học âm nhạc nói chung và piano nói riêng. Tuy vậy, trong âm nhạc, từ cổ điển đến hiện đại các câu nhạc được bắt đầu từ nhịp lấy đà thường hay hơn và hấp dẫn hơn so với các câu nhạc bắt đầu ở ngay phách mạnh. Rất nhiều các Etude nổi tiếng của Chopin có yếu tố nhịp lấy đà, và cả Yiruma, cũng rất yêu thích cách khởi đầu một nét nhạc ở phách nhẹ của một ô nhịp.
Tip 42: Đèn Giao Thông
Trong giảng dạy âm nhạc tôi rất thích dùng các ví dụ và mô phỏng gần gũi với cuộc sống. Tôi thường hay bảo với các bạn học sinh của mình rằng, âm nhạc miêu tả cuộc sống và cuộc sống cũng là bóng hình của âm nhạc.
Có lần, trong một tiết học đang diễn ra, có cơn gió bất ngờ từ đâu đến đẩy cánh cửa kêu nhè nhè. Người bạn nhỏ ngồi đối diện tôi bỗng dưng bị phân tán sự chú ý ra khỏi nội dung bài và mãi lo nhìn ngoài cánh cửa. Tôi nhanh trí nghĩ ra ngay một sự kết nối giữa cơn gió kia với bài học về to và nhỏ hôm ấy. Thế là tôi hỏi: “Ô…có cơn gió kìa, wow…nếu như chúng ta là những cái cây thì cơn gió to đến sẽ thế nào nhỉ? Sẽ làm cây rung rinh thật mạnh này…”, vừa nói tôi vừa dang tay ra hai bên làm thành những cành cây bị rung lắc vì cơn gió. Rồi sau đó thì tôi lại chuyển sang cơn gió nhỏ, những “cành cây” của tôi và của bạn nhỏ nhè nhẹ rung rinh. Rồi chúng tôi cùng tạo ra những âm thanh to và nhỏ khi gió thổi, cùng chuyển động, cho đến khi tôi tạo ra những âm thanh của gió trên đàn, tôi có thể nhìn thấy học sinh của mình hoàn toàn tập trung chú ý vào lắng nghe âm nhạc và thể hiện chúng ra trên cơ thể vô cùng tuyệt vời.
Tip 41: Bắt đầu với những sự tương phản
Khoảng 4 năm về trước, tôi có viết một tip chia sẻ về cách giảng dạy bằng việc cho học sinh lắng nghe và nhận biết những sự khác biệt thông qua âm nhạc. Không ngờ rằng, 4 năm sau, tôi đã là học sinh của trường CMU – Carnegie Mellon University, trên con đường trở thành một giáo viên giảng dạy với phương pháp Dalcroze.
Một trong những trò chơi rất phổ biến trong phong cách giảng dạy của nhà sư phạm âm nhạc Dalcroze đó là Quick Reaction – Phản ứng nhanh. Với khả năng thu hút sự chú ý và tăng cường sự tập trung của học sinh, Quick Reaction là một hoạt động rất được ưa chuộng trong các lớp học âm nhạc dựa trên chuyển động và vận động.
TIP #40: LÊN hay XUỐNG hay XOAY MỘT VÒNG?
Dạy về cao độ trong lĩnh vực sư phạm Piano là một chủ đề hoàn toàn khác biệt so với dạy về hát xướng âm như trong giảng dạy âm nhạc phổ thông. Để giúp trẻ có thể vững vàng kỹ năng đọc nốt và chơi đàn, quy trình kết hợp 3 thao tác mắt nhìn – tay chơi – tai nghe nên được kết hợp cùng một lúc và thật nhuần nhuyễn. Trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất là tai nghe.
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC 5: GẤU – NGƯỜI – CHUỘT
Cảm Thụ Âm Nhạc trong 5 năm gần đây trở thành một trong những bộ môn rất được ưa chuộng và đánh giá cao. Tuy nhiên trong giảng dạy trực tuyến, bộ môn này vẫn còn chưa được ứng dụng rộng rãi.
Sau khi tham gia mini game tại nhóm Giáo Viên Cảm Thụ Âm nhạc, tôi đã mang ý tưởng về trò chơi Gấu – Người – Chuột của mình để ứng dụng Cảm Thụ Âm Nhạc trong giảng dạy Piano online. Và kết quả thu được rất bất ngờ với June, cô bé 7 tuổi của tôi.
Tip #38: CON THẤY GÌ ?
Thường các bạn nhỏ học viên của tôi khi mới bắt đầu học Piano rất ngại bộc lộ cảm nhận của chúng về những bản nhạc chúng được học. Đa số chúng đều sẽ trả lời “con không biết”, “con không hiểu…”, “theo cô thì sao…?” khi tôi hỏi chúng “thấy” gì sau khi nghe một bản nhạc.
Vì thế, trong 3 đến 6 tháng đầu tiên khi làm việc với bọn trẻ, tôi đã chủ động hướng dẫn chúng trong việc bày tỏ những sự tưởng tượng của chúng thông qua âm nhạc từ rất sớm. Hầu hết các bạn có vẻ hơi ngại ngùng khi tập luyện thói quen cảm nhận, tưởng tượng và trình bày bằng chính ngôn ngữ của mình. Nhưng càng về sau, tôi nhận ra với những đứa trẻ khi được chú trọng hướng dẫn bước này, tư duy âm nhạc và thẩm mỹ nghệ thuật của chúng phát triển cực kỳ tốt.
TIP #37: LÀM GÌ VỚI TAY CÒN LẠI?
Mùa hè luôn là mùa rộn ràng nhất của những trường nhạc, trung tâm âm nhạc và cả với những lớp nhạc mặc dù đôi khi mùa hè khiến người ta cảm thấy phiền toái nhất vì những cơn mưa rào đột ngột. Tôi nhớ những ngày tháng 7 ở Sài Gòn mưa phùn kéo dài, con xe cub 81 của mình buri bị vô nước trầm trọng khiến tôi phải đứng đạp máy mãi trước cửa nhà học viên.
Sống ở Seoul đến cái mùa hè thứ hai, tôi vẫn chưa quên được những cơn mưa rào ở quê nhà ngày nào. Thứ năm vừa rồi, được dịp đến dạy cho hai bạn nhỏ Charlie và Joshua vào một chiều mưa như trút nước ở Seoul những ký ức mùa hè Sài Gòn lại ùa về qua chiếc ô ướt nhẹp rũ rượi của tôi.
Tip #36: GIÚP TRẺ NHẬN DIỆN NỐT NHẠC VỚI MỘT CUỐN SÁCH
Dạy trẻ đọc nốt nhạc luôn là một bài toán khó cho hầu hết các giáo viên dù đã có kinh nghiệm lâu năm hay chỉ mới bắt đầu hành trình giảng dạy âm nhạc. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ một hoạt động hỗ trợ cho trẻ nhận diện nốt nhạc trong quá trình vỡ một bài tiểu phẩm mới. Đây là một hoạt động tôi đã được đọc qua ở đâu đó từ bài viết của các giáo viên dạy Piano nước ngoài, nhưng khi ứng dụng vào trong cách giảng dạy của cá nhân mình hoạt động này đã được thay đổi một chút.
TIP #35: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CẢM ÂM QUA TIẾT HỌC PIANO ONLINE?
Trong video này, mình chia sẻ một hoạt động có thể sử dụng để luyện tập kỹ năng cảm âm quãng có thể được ứng dụng bằng cách đơn giản nhất. Bên cạnh đó kết hợp với nhạc cụ Xylophone cũng tạo nên những màu sắc âm nhạc rất phong phú và thú vị cho buổi học.