Ubuntu

Khi còn là một học sinh Piano, mình vẫn thường hay được nhắc về sự tập trung. Và có đôi lúc chính sự tập trung cao độ về một cái gì đó trong quá trình tập luyện khiến mình vô tình quên đi những sự kết nối quan trọng cho cả tác phẩm.

Khi tập trung vào giai điệu, mình sẽ có thể quên đi phần nhạc đệm.

Khi tập trung vào số ngón tay, mình có thể sẽ không nhớ nổi tính biểu cảm của đoạn nhạc. read more

“Cảm Thụ Âm Nhạc có thật sự dành cho tôi?”

Hiện nay, tại đa số các lớp Cảm Thụ Âm Nhạc ở Việt Nam rất dễ nhìn thấy những hình ảnh sinh động của học sinh và cả giáo viên chuyển động cùng với âm nhạc. Vì thế đối tượng của bộ môn này thường được cho rằng chỉ dành học sinh dưới cấp tiểu học trở xuống. Nhưng sự thật thì có phải Cảm Thụ Âm Nhạc chỉ là nhảy múa và chuyển động?

Cách đây không lâu, tôi đã đọc được một bài viết có nội dung chỉ trích về bộ môn này với nhiều quan điểm rất cạn cợt. Tiếc là tôi không kịp lưu lại để làm tư liệu phản biện sau này. Trong bài viết, tác giả cho rằng những gì được gọi là Cảm Thụ Âm Nhạc thực chất là chủ yếu để câu giờ và làm tiền phụ huynh là chính. Sự thật là với những gì đang diễn ra tại hầu hết các lớp Cảm Thụ Âm Nhạc hiện nay thì tác giả bài viết có sự nhận định như vậy cũng không phải là lạ. read more

HỌC ĐƯỢC GÌ KHI TRỞ THÀNH MỘT GIÁO VIÊN NHƯ CHÚA GIÊ-XU ?

Đọc Kinh Thánh cũng một được một thời gian, mình nhận ra cuộc đời của Chúa Giê-Xu là một nguồn cảm hứng bất tận của những người đang chọn đi theo nghề gõ đầu trẻ. Dưới đây là những điều về Chúa Giê-Xu mình đã học hỏi được khi ở góc độ là một giáo viên.

——

Làm gương – Trở thành một chuẩn mực

Chúa Giê-Xu là một tấm gương cho 12 sứ đồ trong suốt quãng thời gian họ đi với Ngài. Ngài thể hiện ra những việc dù nhỏ nhất hay vĩ đại nhất, từ cách ăn uống hàng ngày, quan điểm về thuế và cho đến sứ mệnh cao cả. Chúa Giê-Xu luôn bày tỏ chính mình qua cách Ngài sống và hành xử với mọi người – một chuẩn mực không tì vết. Không phải bởi vì các camera vây xung quanh mình, hay vì ngàn lượt view hấp dẫn trên mạng xã hội, Chúa Giê-Xu chọn cách sống là chính mình, trở thành một tấm gương trong mắt mọi người. read more

7 BƯỚC GIÚP GIÁO VIÊN DẠY ONLINE THÀNH CÔNG

1. Hiểu về bản thân & Trân trọng món quà


Trên con đường vắng, có một thầy tu đang chậm rãi bước đi. Đi được một đoạn, vị thầy tu nghe thấy có tiếng ngựa phi văng vẳng ở phía sau lưng. Khi ông quay lại thì thấy có một người đàn ông đang cưỡi ngựa phi về phía mình. Đợi đến lúc người đàn ông và con ngựa chạy đến gần hơn, vị thầy tu bèn cất tiếng hỏi: “Thưa anh, anh đang đi đâu vậy?” Người đàn ông trả lời: “Tôi cũng không biết nữa! Hãy hỏi con ngựa!” và rồi người đàn ông tiếp tục cưỡi ngựa chạy đi.

Bạn nghĩ thế nào về câu chuyện trên? Có lẽ chúng ta đều thấy một chút hài hước vì tính hư cấu của nó. Làm sao con ngựa có thể điều khiển được người đang ngồi ở trên nó cơ chứ? Với sợi dây cương trên tay, thì người cưỡi ngựa phải có khả năng làm chủ con vật theo ý mình thì mới hợp lý. Nhưng bạn biết không, trong câu chuyện này, con ngựa chính là hình ảnh ẩn dụ cho tiềm thức của chúng ta.

Con ngựa cưỡi người cưỡi ngựa, cũng giống như một người bị tiềm thức điều khiển một cách vô thức. Khi chúng ta bị dẫn dắt bởi tiềm thức, nơi đã bị ảnh hưởng bởi những điều kiện từ quá khứ, thì chúng ta cũng sẽ giống như người đàn ông ngồi trên con ngựa trong câu chuyện ở trên. Cứ chạy về phía trước nhưng lại không biết lý do, không biết mình phải chạy đi đâu và cũng không biết tất cả những cuộc chạy đua này có ý nghĩa gì. read more

“Làm Bạn Với Cây Đàn” – Hãy để những đôi chân được nhảy nhót với âm nhạc.

Những tia nắng của buổi chiều lan dần trên các phím đàn.  Màn hình đã được bật sẵn và trên chiếc bàn gỗ màu nâu sữa là một cốc nước cùng với một cái chuông lắc màu nốt Mi.  Còn 15 phút nữa là đến tiết học của Thảo Nguyên, tôi lật cuốn giáo trình ra xem lại những mục tiêu đặt ra cho buổi học và thầm cầu nguyện cho mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp.  

– Con chào cô Ngân!  read more

TRÒ CHƠI ÂM NHẠC 6: “CẬU ĐANG NHƯ THẾ NÀO?”

Học Piano Online đã trở thành một từ khoá vô cùng hot trong năm 2020. Nhưng có thể nói rằng, để dạy piano trực tuyến cho trẻ em một cách hiệu quả và lâu dài là một thách thức vô cùng lớn dành cho giáo viên.

Trong thời điểm khó khăn như thế, rất may mắn, tôi được cô Irinia Gorin, một trong những nhà sư phạm Piano nổi tiếng mời tham dự khoá học online của cô dành cho giáo viên dạy Piano. Nội dung trong mỗi bài học thực sự đã để lại cho tôi những cái nhìn rất cụ thể và tổng thể về giảng dạy bộ môn này cho lứa tuổi trẻ em. read more

TRÒ CHƠI ÂM NHẠC 5: GẤU – NGƯỜI – CHUỘT

Cảm Thụ Âm Nhạc trong 5 năm gần đây trở thành một trong những bộ môn rất được ưa chuộng và đánh giá cao. Tuy nhiên trong giảng dạy trực tuyến, bộ môn này vẫn còn chưa được ứng dụng rộng rãi.

Sau khi tham gia mini game tại nhóm Giáo Viên Cảm Thụ Âm nhạc, tôi đã mang ý tưởng về trò chơi Gấu – Người – Chuột của mình để ứng dụng Cảm Thụ Âm Nhạc trong giảng dạy Piano online. Và kết quả thu được rất bất ngờ với June, cô bé 7 tuổi của tôi. read more

3 TIP GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

  • Kể chuyện âm nhạc là một phương pháp được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy âm nhạc để giúp cho trẻ khám phá, tìm hiểu cũng như làm quen với các tính chất của âm nhạc cách tự nhiên và gần gũi hơn so với phương pháp giảng dạy truyền miệng truyền thống. 
  • Thông qua các câu chuyện kể, trẻ có cơ hội được tiếp cận kiến thức và mục tiêu giảng dạy cách thú vị và sinh động.  Từ đó có thể góp phần xây dựng nên tình cảm và niềm yêu thích trong quá trình học âm nhạc và học chơi nhạc cụ của trẻ.  
  • Không chỉ trong bộ môn âm nhạc, phương pháp này còn được sử dụng để kết hợp với các bộ môn khác ở những trường học quốc tế như kịch nghệ và nhảy múa và được đón nhận rất hào hứng từ phía người học.  
  • Kể chuyện âm âm nhạc được các giáo viên trên thế giới ứng dụng rất đa dạng và phong phú với các hình thức khác nhau.  Tuy nhiên một trong các cách để bắt đầu thực hiện Kể Chuyện Âm Nhạc đó là sử dụng các mô típ lặp lại.

Xem video workshop và download tài liệu ở đây

3 tip để thực hiện Kể Chuyện Âm Nhạc với các đoạn lặp lại thành công

Tip 1: Lựa chọn câu chuyện

Câu chuyện được lựa chọn phải là những câu chuyện có các nhân vật gần gũi với trẻ và có ba phần mở – thân – kết rõ ràng. Câu chuyện có thể có hình ảnh (sách truyện) hoặc bạn cần làm các hình minh hoạ cho chuyện để trẻ thu hút. Câu chuyện nên có các “chỗ” để trẻ có thể tham gia vào (như ca hát/chơi đàn/vỗ gõ tiết tấu..vv…). read more

4 LỢI ÍCH CỦA CHƠI PIANO SONG TẤU CHO HỌC SINH CỦA BẠN

Piano Song Tấu luôn là một hoạt động vô cùng thú vị mà mình rất thích được chơi với các bạn học sinh. Dù đó là lứa tuổi tiểu học, mầm non hay đã trưởng thành, chơi song tấu thực sự đem đến nhiều ích lợi to lớn không chỉ cho tiết dạy của chúng ta mà còn cho cả học sinh Piano.

Kết nối tình thân giữa giáo viên và học sinh

  • Cùng chơi piano song tấu với nhau thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được gắn bó hơn. Thêm vào đó, trẻ còn có cơ hội được nhìn thấy giáo viên mình chơi Piano và ngồi tại đàn để tạo ra âm nhạc với chúng, những trải nghiệm đặc biệt này giúp phát triển các cảm xúc tích cực nơi trẻ vô cùng mạnh mẽ. Hơn nữa, hoạt động này còn góp phần cho trẻ xây dựng niềm tin nhiều vào giáo viên, đặc biệt với các bạn nhỏ mới lần đầu được tiếp xúc với Piano…

Phát triển kỹ năng lắng nghe trong biểu diễn

  • Khi chơi song tấu, cả hai người chơi đều phải tập trung sự chú ý cao độ của mình đến thời gian, âm thanh, nhịp điệu, câu nhạc và cả giai điệu của bản nhạc. Họ sẽ tự học cách tìm ra cân bằng sự giữa hai bên, phần đệm và phần giai điệu, để làm sao họ không lấn át lẫn nhau nhưng tạo ra sự thăng hoa và hoà hợp trong toàn bộ màn trình diễn. Có thể nói, đối với người học chơi Piano, kỹ năng lắng nghe là một yếu tố vô cùng quan trọng mà họ cần phải phát triển từ những thời kỳ đầu.

Rèn luyện kỹ năng chơi đúng nhịp

  • Cảm nhận được trọng lực của nhịp phách, nhịp điệu cũng như điều khiển được bản thân mình chính là một trong những ích lợi dễ nhìn thấy nhất của hoạt động chơi piano song tấu. Giống như tập luyện cùng với một máy metronome giữ nhịp, khi chơi song tấu với một người khác, học sinh sẽ tập luyện cách chơi để đạt được sự cân bằng hoà hợp với người bạn cùng chơi với mình. Đây giống như là một cách để học cách làm việc nhóm trong âm nhạc.

Tạo ra niềm vui trong học Nhạc

  • Khỏi nói cũng biết rằng chơi Piano song tấu sẽ vui như thế nào. Học sinh không ngồi cô đơn một mình tại đàn Piano. Chúng được cùng tạo ra âm nhạc và tận hưởng âm nhạc cùng với giáo viên. Duy trì những cảm xúc tích cực này sẽ cho học sinh có động lực để đến lớp nhiều hơn và học tập say mê, hăng hái hơn.

Bốn ích lợi trên có làm bạn muốn bắt tay ngay vào việc giảng dạy Piano Song Tấu cho học sinh? Nếu có, sách Piano Song Tấu Level Căn Bản – 15 bản nhạc Khoá Sol này là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp dành cho bạn. read more

Nhật ký hoà âm #2: Ứng dụng Modal Interchange cách đơn giản nhất

Tôi không biết vì sao mình thích hoà âm.

Nhiều năm trôi qua khi nhìn lại những gì mình chơi, hầu hết đều là về hoà âm. Tôi tự hỏi vì sao mình lại thích sử dụng những hợp âm mới, hay là hơn nữa, đặt hoà âm riêng theo ý mình. Người ta hay bảo, người thiếu cái gì mới thích cái đó. Có thể điều này với tôi là hoàn toàn đúng.

Cách đây 2 tuần, tôi quay trở lại gặp giáo sư Yim và có buổi học với bà tại một ngôi nhà thờ nhỏ nằm cạnh dòng suối ở tỉnh Gwangcheon. Bà nói với tôi về Modal Interchange và đó là lần đầu tiên tôi được nghe về khái niệm này bằng ngôn ngữ tiếng anh. Vì thế để hiểu tường tận tôi đã thu âm lại toàn bộ buổi học hôm ấy (và cả những buổi học từ trước đó đến sau này) và lắng nghe lại vài lần sau đó khi có thời gian. read more

error: Content is protected !!