Thật không kỳ lạ lắm nếu như bạn và tôi đều có một vài học viên yêu thích trò chơi Pokemon Go. Khoảng hơn chục năm về trước, tôi biết đến phim hoạt hình Pokemon và trò chơi điện tử Pokemon qua một người anh họ. Cũng giống đa phần những cô bé khác, tôi không mấy quan tâm đến những con Pokemon đó. Cho đến mười năm sau, tôi đã phải lục tung cả Google và Pinterest lên để tìm kiếm ý tưởng cho cho tiết dạy Piano với Pokemon.
Tùy bút 4 – Marcus, những con Pokemon và tôi.
“Miss Ngân, do you play Pokemon Go?”
Marcus vừa bước lên cầu thang vừa ngoái đầu lại nhìn tôi hỏi nhưng chưa đợi tôi trả lời, thằng bé liến thoáng đủ thứ về các kiểu Pokemon, nào là hệ nước hệ lửa, rồi con nào nó thích nhất, con nào thích nhì… Tôi lắng nghe những chi tiết ấy giống như một người ngoài hành tinh vừa bước xuống trái đất và được giới thiệu về một chục các giống loài thú cưng khác nhau, vừa mèo, vừa chó, vừa gà, chim chuột các loại…
Tùy bút 3 – “Học Piano chán lắm…!!!”
Sienna buột một câu nói vô tình với tôi:
– Nó chán lắm vì cô cứ bắt con làm đi làm lại hoài một thứ…
– Con nghĩ thế à?
– Thì nó đại khái là vậy đó!
Rồi Sienna vụt chạy đi. Cái nón màu hồng của con bé nhấp nhô bên những cái nón nhỏ khác ở giữa sân trường trưa hè nóng nực mà không quên bỏ lại tôi đang nửa đứng nửa ngồi với một cảm xúc đang đầy ấp bên trong: Trống Rỗng. Tôi chẳng thể nghĩ được gì nữa.
Âm nhạc có quan trọng với con không?
Piano Maestro – Cuộc cách mạng công nghệ trong giảng dạy Piano.
Chiều thứ 6, sau tiết học Piano với Tony, Tiny đến đặt mông xuống, ngồi trên chiếc ghế Piano, cậu nhìn quanh quẩn rồi quay qua nhìn tôi:
– Cô ơi, sao anh Tony có Ipad ở trên này còn con thì…
– Ơ, sao…con muốn chơi Ipad hã?
– Dạ…
Dạy Piano truyền thống…
Cách đây khoảng 4 năm, dù đã có một chiếc Ipad Air ngon lành mới tinh tươm trên tay, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ sử dụng nó cho việc dạy Piano. Thiết bị điện tử vào thời điểm đó, đối với tôi, vẫn còn gắn cộp cái mác giải trí, vui chơi, nghe nhạc, lướt wed…
Sheet Piano nhạc nước ngoài chọn lọc (đang cập nhật)
Mong mọi người sẽ có thời gian tận hưởng âm nhạc thật ngọt ngào.

Nhật ký 4 – Ngày đầu tiên đi học…
Một chiều mát mẻt tháng 9, tôi gặp Tiny lần đầu tiên. Cậu nhóc có đôi bàn tay bé xíu vì chỉ mới 4 tuổi nhưng lại có cặp mắt to tròn đáng yêu hay nhìn tôi như một chú nai con.
Bỏ qua màn giới thiệu tên tuổi, tôi bắt đầu hỏi:
– Tiny, hôm nay là buổi học đầu tiên, nhưng cô không muốn dạy con cái gì cả…Hay là con chơi một bản nhạc cho cô nghe được không? Tiny đã biết đánh bản nhạc nào chưa ấy nhỉ?
Làm thế nào để kết hợp khởi động và cảm thụ âm nhạc trong giảng dạy Piano?
Ngoài là giáo viên dạy âm nhạc ra, tôi từng là trợ giảng cho môn Kịch ở khối Tiểu Học tại một trường Quốc Tế. Giáo viên tôi làm việc cùng cứ mỗi tiết học ông ấy đều cho học sinh chơi một trò chơi warm – up khoảng 10 phút đầu giờ. Những trò chơi này, có lúc thì liên quan đến việc diễn xuất, có lúc thì lại hơi ngớ ngẩn. Tôi đã từng băn khoăn không hiểu sao ông phải làm như thế, bởi dĩ các hoạt động này tốn một khoảng thời gian đáng kể, và với tôi thực sự lúc ấy nó không mang ý nghĩa gì…
Mãi đến sau này, tôi mới nhận ra những học sinh khi được chơi một vài trò chơi warm – up đầu giờ sẽ bắt đầu buổi học với thái độ vui vẻ, thoải mái và thậm chí thân thiện hơn là những lớp không có thời gian khởi động này. Việc giảng dạy kiến thức mới từ đó của giáo viên cũng dễ dàng và không khí học tập cũng dễ dàng hơn.
Leo núi thật dễ!
Thông thường một buổi học Piano của tôi sẽ diển ra theo những trình tự như sau:
1. Khởi động ngón tay
2. Bài tập đơn giản
3. Bài tập kỹ thuật
4. Tiểu phẩm
Và độ hứng thú của học viên của tôi sẽ diễn ra theo tỉ lệ thuận của trình tự một buổi học như vậy. Có nghĩa là, học viên không có cảm tình lắm với những bài tập về sức bền , khô khan, nhàm chán và vô vị mà chỉ thích những gì có giai điệu rõ ràng, vang lên êm tai và dễ chịu.
Vậy nên, một trong những phần khó khăn nhất mà tôi phải “vật lộn” trong mỗi tiết học đó chính là phần số 1. Khởi động ngón tay
Vì sao phải khởi động?
Trong tiếng anh khởi động là warm – up, làm cho nóng lên, ấm lên. Nếu như từng chơi một môn thể thao nào đó, bạn sẽ hiểu ý nghĩa của việc phải khởi động trước khi nhập cuộc là điều cần thiết như thế nào. Chơi Piano cũng vậy, những ngón tay cần được làm cho nóng lên và mềm dẻo ra để sẵn sàng cho những bài tập kỹ thuật tiếp theo. Việc khởi động này cũng làm tăng lên lực khỏe của ngón tay, giống như tập thể dục cho tay vậy.
Nhưng, để tập được nó hoàn chỉnh, không phải dễ dàng…cho những đứa trẻ.
Đơn giản là tốt nhất.
Hầu hết những học viên của tôi đều không cảm thấy thoải mái khi phải nhìn vào một đám rừng toàn là nốt nhạc chi chít, bảo chúng phải đọc tên lên từng nốt và vừa đọc vừa đánh chúng lên quả thực là một trận đấu không cân sức. Nhưng khi làm cho mọi thứ đơn giản đi, bạn sẽ phải ngạc nhiên với kết quả. Tôi gọi phương pháp này là ĐI LEO NÚI.
1. Bộ đồ nghề hiệu quả
Chúng ta đều biết những bài tập Deliateur đều có một mô típ giống nhau đó là thứ tự các ngón tay sẽ được lặp lại như một vòng tròn cấu trúc với cao độ dần tăng lên tới một nốt nhất định. Mục đích của những bài tập này là luyện tập cho các ngón tay được dẻo dai và mạnh mẽ hơn, vì thế tôi không yêu cầu học viên của mình phải đọc tất cả chúng lên mà tôi sẽ viết số lên ô nhịp đầu tiên và sau đó học viên sẽ cứ tiếp tục như vậy với cấu trúc đó mà tiến lên đỉnh ngọn núi và đi xuống chân núi. Bộ đồ nghề hiệu quả mà tôi nói tới chính là những con số.
Những cao độ lên xuống trập trùng của các nốt nhạc giống như một ngọn núi gập ghềnh, chúng cần sự uyển chuyển và khéo léo của người leo cũng như người luyện. Tôi cũng để học viên mình tập từng tay trước, trước khi ghép chúng lại với nhau. Đôi khi để cho tay trái thử nghiệm trước một bài mới cũng là một ý hay.
2. Dừng lại ngắm cảnh:
Có những bài luyện cho phép người tập được dừng lại một lúc trước khi chạy hai tay về, tôi gọi đó là “dừng lại ngắm cảnh” và sử dụng bút dạ quang để tô lên chỗ đó. Khi học viên chạy ngón tới ô nhịp này sẽ phải chú ý một chút đến phần giai điệu vì chúng có sự thay đổi để hai tay đi xuống. Sử dụng bút dạ quang cũng góp phần làm cho bản nhạc dễ nhìn và rõ ràng hơn. (tôi sẽ đề cập đến những kinh nghiệm của mình trong việc sử dụng bút dạ quang như thế nào trong một vài bài viết tiếp theo)
3. Tập luyện hằng ngày:
Không thể nào leo một ngọn núi ngon lành chỉ trong ngày một ngày hai. Người leo núi cần tập luyện mỗi ngày để đạt được sức bền cho mình. Học viên cũng cần tập thật chậm ở tốc độ 80 và tăng dần lên 92 hoặc 104, tùy theo mong muốn của giáo viên. Tôi thường cho học viên tập với metronome để canh được nhịp phách và kiểm soát được tốc độ.
Trước khi kết thúc buổi tập, tôi cũng thường cho học viên chạy ngón lại bài tập đó với một tốc độ thật chậm. Việc tập chậm này sẽ làm cho các gân ngón tay giãn ra từ từ sau một quá trình tăng tốc và nó cũng làm cho tinh thần của học viên được ổn định và nhẹ nhàng lại, giống như một bài tập thư giãn.
Làm sao để giải cứu Mr. Đếm Số không đếm số nữa?
Thứ tư tuần trước tôi nhận dạy một cậu nhóc khoảng 9 tuổi. Anh chàng rất hiền, ngoan, dễ thương, ít nói và có vẻ như không hề làm gì khiến tôi cảm thấy nguy hại. Mọi chuyện có vẻ dễ dàng cho đến khi tôi cho cậu bé học bài tiếp theo trong giáo trình Methode Rose cậu đang học…
– Nhưng cô ơi, chỗ này con không đánh được…
– Ủa? Sao vậy con? Con không nhớ đây là nốt gì à?
– Dưới đây không có số như trên đây, con không đánh được.
Vừa nói cậu vừa chỉ chỉ vào bài tập cũ ở trên đã được thầy giáo cũ đánh số rất ngăn nắp cho từng nốt nhạc. Tôi chỉ “À Ừ…” và vờ như những con số đó không hề làm mình bất ngờ cho lắm. Vì thú thực, tôi bất ngờ khi đến thời điểm này người ta vẫn dạy Piano theo cách đếm số thế này.
Từ số thứ tự năm nốt đầu tiên…
Nếu như lật lại từ đầu cuốn giáo trình Methode Rose, chúng ta có thể thấy những con số được tác giả áp dụng ngầm với ý đồ các nốt theo thứ tự Do – Re – Mi – Fa – Sol sẽ là 1 – 2 – 3 – 4 – 5 để cho dễ dàng đối với người mới học. Học viên không cần phải thuộc lòng vị trí nốt, chỉ cần thuộc thứ tự số ngón trên bàn tay phải (12345) và bàn tay trái (54321) là sẽ đánh được những bài tập đầu tiên đó.
Nhưng đây cũng chính là một trong những lỗ hổng thiếu sót đầu tiên của giáo trình Methode Rose. Học viên cần được học về thứ tự ngón tay, thứ tự nốt và cách-đọc-nốt trên dòng kẻ nhạc, chứ không thể chỉ dựa vào các số thứ tự để nhìn và chơi, đó là những nguyên tắc phải đi chung với nhau khi vừa bắt đầu học. Tuy nhiên, đa số những học viên mới bắt đầu học đều áp dụng phương cách này…
Và đó cũng là lý do vì sao, khi dạy cho một học viên mới toe, chúng ta không nên sử dụng ngay giáo trình Methode Rose, nếu như không muốn mất thời gian về sau này.
Cho đến số ngón tay cho một bản nhạc…
Càng về sau chúng ta sẽ thấy nếu như chỉ nhìn chằm chằm vào những con số và phán rằng 1 là Do, 2 là Re, 3 là Mi, 4 là Fa, 5 là Sol thì đó là sai lầm. Nhưng đâu đó, trên thế giới này, vẫn còn những đứa trẻ “bị” hiểu như thế. Vậy để giải cứu một đứa-trẻ-đếm-số chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?
1. Thỏa hiệp với những con số
Không có cuộc chiến nào dễ chịu hơn là một cuộc chiến lựa chọn giải pháp hòa bình thân thiện. Tôi vẫn để những con số lên các phần của tay phải và tay trái, nhưng viết thưa thớt chúng ra và tránh lặp lại đối với những tiết tấu giống nhau. Dần dần những con số này cũng sẽ mất đi (vì giáo viên không còn viết nữa).