“Cảm Thụ Âm Nhạc có thật sự dành cho tôi?”

Hiện nay, tại đa số các lớp Cảm Thụ Âm Nhạc ở Việt Nam rất dễ nhìn thấy những hình ảnh sinh động của học sinh và cả giáo viên chuyển động cùng với âm nhạc. Vì thế đối tượng của bộ môn này thường được cho rằng chỉ dành học sinh dưới cấp tiểu học trở xuống. Nhưng sự thật thì có phải Cảm Thụ Âm Nhạc chỉ là nhảy múa và chuyển động?

Cách đây không lâu, tôi đã đọc được một bài viết có nội dung chỉ trích về bộ môn này với nhiều quan điểm rất cạn cợt. Tiếc là tôi không kịp lưu lại để làm tư liệu phản biện sau này. Trong bài viết, tác giả cho rằng những gì được gọi là Cảm Thụ Âm Nhạc thực chất là chủ yếu để câu giờ và làm tiền phụ huynh là chính. Sự thật là với những gì đang diễn ra tại hầu hết các lớp Cảm Thụ Âm Nhạc hiện nay thì tác giả bài viết có sự nhận định như vậy cũng không phải là lạ. read more

“Làm Bạn Với Cây Đàn” – Hãy để những đôi chân được nhảy nhót với âm nhạc.

Những tia nắng của buổi chiều lan dần trên các phím đàn.  Màn hình đã được bật sẵn và trên chiếc bàn gỗ màu nâu sữa là một cốc nước cùng với một cái chuông lắc màu nốt Mi.  Còn 15 phút nữa là đến tiết học của Thảo Nguyên, tôi lật cuốn giáo trình ra xem lại những mục tiêu đặt ra cho buổi học và thầm cầu nguyện cho mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp.  

– Con chào cô Ngân!  read more

#11 – GIỚI HẠN hay SÁNG TẠO?

Chúa Nhật, 25.07.2021

———————

Chiều thứ ba vừa rồi, giáo sư Kim mang đến cho tôi một bức tranh trường phái lập thể.  Đây là bức “Tác phẩm số 8” (Composition VIII) được hoạ sĩ Wassily Kandinsky vẽ theo trường phái lập thể vào năm 1923. Cô đọc cho tôi nghe mô tả của Kandinsky về bức tranh: “Màu sắc là những phím đàn, những con mắt là phần hoà âm, tâm hồn là cây đàn piano với rất nhiều dây.  Người nghệ sỹ với đôi bàn tay để chơi, để chạm vào phím này hay những phím khác, và tạo ra sự rung động cho những tâm hồn.”  read more

#10 – HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

Chúa Nhật, 16.11.2020

Gần đây tôi không còn tường thuật lại những buổi học của mình với cô Kim trên các trang nhật ký nữa. Thời gian qua, tôi dành nhiều chữ hơn để viết về những trải nghiệm của mình trong việc tập luyện các bài tập của khoá học. Các trải nghiệm cá nhân này, chắn chắn sẽ giúp ích cho nhiều người hơn là những bài văn dài dòng kể lại việc tôi đã được học những gì. read more

#9 – TOÀN CUNG

Thứ ba – 10.11.2020

Vài ngày gần đây tôi hơi nhận ra, dường như những gì mình dạy học trong thời gian qua thực sự không khoa học.

Thật khó để thành thật thừa nhận điều đó với bản thân, nhưng việc tập luyện ứng tấu với điệu thức toàn cung khiến tôi cảm thấy còn khó hơn nếu mình tìm một lý do để nghĩ ngược lại.

Tôi thấy rằng, các khái niệm về phím đàn và tên gọi của nốt nhạc thực sự là một cái gì đó khá vô nghĩa trong ứng tấu. Không biết những bậc thầy ứng tấu Piano trên thế giới như Cory Henry hay Jesus Molina đã cảm thấy như thế nào về 88 phím trắng và đen bên dưới ngón tay họ, nhưng tôi chắc chắn rằng, họ đã không đọc từng tên nốt nhạc hay nhìn vào từng phím đàn chỉ để đảm bảo rằng mình đã “chạy” được một câu ứng tấu hoàn hảo. read more

error: Content is protected !!