Nhật ký 44: “Rớt môn âm nhạc à… thiệt không vậy?” 

Có lẽ chúng ta đều thấy hài hước khi đọc bài báo đưa tin về sự việc 10 em học sinh bị đánh rớt môn âm nhạc ở tại một trường tiểu học nọ tại Gia Lai. Nhiều quan điểm xuất hiện trong các cuộc tám chuyện, về kẻ sai người đúng và hơn cả là về câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh sẽ có thể đã chặc lưỡi nhìn nhau tự hỏi: Môn nhạc à…thiệt không vậy? 

Trở về với mục tiêu giáo dục ban đầu của chương trình đổi mới được đưa ra vào năm 2018, vị trí môn Âm nhạc trong trường học cần giúp cho học sinh đạt được:  read more

Nhật ký 43: Tuyết rơi hay Lá rơi?

Tôi nhận thấy học sinh bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi chúng được tiếp cận với các khái niệm âm nhạc thông qua hình ảnh từ cuộc sống.

Phần lớn thời gian trong các tiết học, cả trực tuyến và trực tiếp, tôi luôn khuyến khích học sinh cảm nhận. Tuy nhiên, “cảm nhận” là một cụm từ ghép bao hàm rất nhiều ý nghĩa và căn nguyên. Chúng ta có cùng một cảm nhận khi đi dưới trời mưa không? Sẽ có người thấy ướt át, lạnh lẽo, người khác lại cảm thấy thật lãng mạn. Một số khác sẽ thấy buồn bã vì mưa gợi đến những kỷ niệm không vui, nhưng cũng ngược lại, có người lại thấy hào hứng vì mưa đem đến sự mát mẻ. Vì thế, khi lắng nghe các cảm nhận của học sinh, tôi luôn cởi mởi để lắng nghe và để các bạn bày tỏ thoải mái những gì các bạn có thể hình dung được thông qua những hình ảnh đến từ âm nhạc. read more

Nhật ký 41: “Vì sao tôi phải chuyển động?”

Kết thúc tiết học, tôi chào tạm biệt Sophie và nói với con bé: “Sophie hôn cô một cái nốt tròn xem nào!…” read more

Nhật ký 40: Hạt lúa mì

“Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất và chết đi, nó vẫn chỉ là một hạt thôi; nhưng nếu chết đi, nó được kết quả nhiều.” – Kinh Thánh

Khi tìm hiểu về Dalcroze vài ngày gần đây, tôi vô tình xem được một video của giáo sư Robert M.Abramson trình bày về phương pháp này một cách đầy cảm hứng. Ông ấy dẫn dắt mọi người, chơi đàn Piano, chuyển động cùng học sinh…Mọi thứ xuất phát từ vị giáo sư đến từ ngôi trường danh giá Julliard này đều rất tự nhiên và đầy cuốn hút. read more

Nhật ký 39: Stranger Things

“Khi nghe tiếng nhạc ấy tôi cứ đi theo, cứ ngỡ như là tiếng hát của thiên thần…”

Victor Creel – Stranger Things (Season 4)

Có một điều tôi luôn tự hỏi: “Vì sao âm nhạc lại có chức năng xoa dịu nhiều đến như thế?”

Điều gì ở trong chúng ta ra hiệu cho chúng ta biết rằng những giai điệu nào khiến tâm trí của chúng ta thoải mái hoặc là không? Tất nhiên là khoa học đã giải thích có những bước sóng được phát ra từ tín hiệu âm thanh rồi truyền đến tai và nguồn âm này phù hợp với thính giác con người. read more

Nhật ký 38: Không thể từ bỏ

Một sáng ảm đạm tháng 5. Bầu trời vẫn còn đậm màu xám xịt của cơn mưa đêm qua và những tia nắng dường như vẫn còn đang ngủ nướng đâu đó.

Tôi mệt mỏi bắt chuyến xe bus đến nhà học sinh để có một tiết dạy sớm. Ngồi nhìn từng dòng xe di chuyển chậm chạp và dòng thời gian đang trôi qua vô nghĩa. Tôi tự hỏi tại sao mình phải mất nhiều thời gian đến như vậy để đi dạy? Tại sao mình không dùng thời gian này để phát triển chuyên môn âm nhạc của mình? Hoặc đáng lẽ bây giờ mình đang ngồi trên ghế lười và tay cầm một cốc cà phê nóng ấm để thong thả ngắm một ngày mới đang tới… read more

Nhật ký 37: Ngày nắng & Ngày mưa

“Cất tâm trí của bạn đi và trước tiên hãy đến với những cảm giác” ~ Fritz Perls

Một vài ngày gần đây khi có cơ hội đọc lại những cuốn sách viết về phương pháp Dalcroze của Stephen Moore và Julia Schnebly-Black, tôi có cơ hội nhìn lại về bộ môn Cảm Thụ Âm Nhạc Vận Động một cách sâu sắc hơn. Đó không phải chỉ là múa, là hát, là chơi nhạc cụ mà còn là về…cảm giác.

Đúng vậy. Cảm giác là thứ có thể giúp chúng ta mường tượng được những trải nghiệm mà chúng ta đã từng hoặc chưng từng gặp trong đời. Chúng ta nhớ cảm giác đã khát khi được ngồi ăn một que kem mát lạnh giữa buổi chiều hè, chúng ta nhớ cảm giác chờ đợi trong cái nắng oi ả một người bạn không biết khi nào sẽ đến, chúng ta cũng có thể tưởng tượng được mình là một con kiến đang vội vã cặm cụi tha mồi về tổ trước khi cơn mưa giông kéo đến, dù chúng ta không cần phải là một con kiến. read more

“Cảm Thụ Âm Nhạc có thật sự dành cho tôi?”

Hiện nay, tại đa số các lớp Cảm Thụ Âm Nhạc ở Việt Nam rất dễ nhìn thấy những hình ảnh sinh động của học sinh và cả giáo viên chuyển động cùng với âm nhạc. Vì thế đối tượng của bộ môn này thường được cho rằng chỉ dành học sinh dưới cấp tiểu học trở xuống. Nhưng sự thật thì có phải Cảm Thụ Âm Nhạc chỉ là nhảy múa và chuyển động?

Cách đây không lâu, tôi đã đọc được một bài viết có nội dung chỉ trích về bộ môn này với nhiều quan điểm rất cạn cợt. Tiếc là tôi không kịp lưu lại để làm tư liệu phản biện sau này. Trong bài viết, tác giả cho rằng những gì được gọi là Cảm Thụ Âm Nhạc thực chất là chủ yếu để câu giờ và làm tiền phụ huynh là chính. Sự thật là với những gì đang diễn ra tại hầu hết các lớp Cảm Thụ Âm Nhạc hiện nay thì tác giả bài viết có sự nhận định như vậy cũng không phải là lạ. read more

Nhật ký 35: Nhảy trên những đám mây

Đây đã là năm thứ ba tôi tiếp tục sự nghiệp giảng dạy Piano online của mình.
Thú thật tôi đã từng rất nhiều lần hoài nghi về những gì bản thân mình đang theo đuổi. Trong đó, dạy Piano online cho trẻ em là một trong những dấu hỏi lớn nhất tôi đã đặt ra cho chính mình trong suốt 3 năm qua: Liệu nó có thật sự hiệu quả lâu dài hay chỉ mang tính tạm thời? Bao nhiêu học sinh từ các lớp online của tôi sẽ theo đuổi bộ môn này một cách nghiêm túc? read more

Nhật ký 34: Đam mê hay kỷ luật?

Khoảng bốn tuần trở lại đây tôi tuân thủ rất chặt chẽ những công việc mình tự đặt ra cho bản thân, trong đó có cả tập luyện Piano mỗi ngày để thi chứng chỉ Abrsm Grade 5.

Vốn là một người rất hiểu cách mình làm việc, với mỗi nhiệm vụ tôi chỉ làm theo đúng những phần đã được quy định. Để đạt những kết quả tốt nhất, tôi đo lường sức mình có thể bỏ ra cho nhiệm vụ đó chỉ trong khoảng 70 ~ 80% mỗi ngày. read more

error: Content is protected !!