3 TIP GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

  • Kể chuyện âm nhạc là một phương pháp được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy âm nhạc để giúp cho trẻ khám phá, tìm hiểu cũng như làm quen với các tính chất của âm nhạc cách tự nhiên và gần gũi hơn so với phương pháp giảng dạy truyền miệng truyền thống. 
  • Thông qua các câu chuyện kể, trẻ có cơ hội được tiếp cận kiến thức và mục tiêu giảng dạy cách thú vị và sinh động.  Từ đó có thể góp phần xây dựng nên tình cảm và niềm yêu thích trong quá trình học âm nhạc và học chơi nhạc cụ của trẻ.  
  • Không chỉ trong bộ môn âm nhạc, phương pháp này còn được sử dụng để kết hợp với các bộ môn khác ở những trường học quốc tế như kịch nghệ và nhảy múa và được đón nhận rất hào hứng từ phía người học.  
  • Kể chuyện âm âm nhạc được các giáo viên trên thế giới ứng dụng rất đa dạng và phong phú với các hình thức khác nhau.  Tuy nhiên một trong các cách để bắt đầu thực hiện Kể Chuyện Âm Nhạc đó là sử dụng các mô típ lặp lại.

Xem video workshop và download tài liệu ở đây

I'm a Mom and a Children's Book Author: Here's How to Tell a Really Good  Story | Parents

3 tip để thực hiện Kể Chuyện Âm Nhạc với các đoạn lặp lại thành công

Tip 1: Lựa chọn câu chuyện

Câu chuyện được lựa chọn phải là những câu chuyện có các nhân vật gần gũi với trẻ và có ba phần mở – thân – kết rõ ràng. Câu chuyện có thể có hình ảnh (sách truyện) hoặc bạn cần làm các hình minh hoạ cho chuyện để trẻ thu hút. Câu chuyện nên có các “chỗ” để trẻ có thể tham gia vào (như ca hát/chơi đàn/vỗ gõ tiết tấu..vv…).

Một số ví dụ các câu chuyện:

– Ba chú heo con

– Cô bé tóc vàng và ba chú gấu

– Năm chú khỉ con nhảy trên giường

Tip 2: Sáng tạo các đoạn lặp (pattern)

Các đoạn lặp cần được sắp xếp đúng nhịp và kết thúc ở nốt kéo dài. Đó là các đoạn thể hiện tính cách đặc trưng của các nhân vật hoặc một hành động nào đó xuyên suốt câu chuyện. Trước khi bắt đầu câu chuyện, bạn cần hướng dẫn cho trẻ cách thực hiện các đoạn lặp này trước. Xem thêm phần hướng dẫn ở đây.

Tip 3: Làm phong phú các đoạn lặp

Bạn có thể sử dụng các nhạc cụ bộ gõ đơn giản cho các đoạn lặp, như các thanh phách gỗ, hoặc chỉ cần tạo ra âm thanh bằng cơ thể, bằng miệng, bằng sự vận động của trẻ cũng đã có thể khiến cho các đoạn lặp trở nên sinh động và phong phú.

Bạn đã từng ứng dụng phương pháp kể chuyện âm nhạc trong giảng dạy âm nhạc cho trẻ em chưa? Và kết quả bạn đạt được có khiến bạn hài lòng không?

Nếu bạn chưa từng ứng dụng phương pháp kể chuyện âm nhạc, chắc chắn workshop Kể Chuyện Âm Nhạc của Học Piano Vui là dành cho bạn. Với các tip đơn giản và dễ thực hiện nhất, bạn có thể dễ dàng tạo ra một câu chuyện âm nhạc cho các bé ngay tại nhà hoặc trong các tiết học.

Xem video workshop và download tài liệu ở đây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!