Cuối năm luôn là thời điểm để giáo viên ôn tập lại các nội dung mình đã giảng dạy trong một năm vừa qua. Việc ôn tập này bao gồm cả phần thực hành và lý thuyết âm nhạc. Đối với lý thuyết âm nhạc, có rất nhiều cách để ôn lại các nội dung kiến thức cũ học sinh đã học. Có một số giáo viên thực hiện các trò chơi trả lời câu hỏi trên powerpoint, có một số sử dụng các bài tập trên giấy, vv…vv… hầu hết đều đem đến những hiệu quả nhất định.
Tip 43: “Cô chúc con một ngày tốt lành!”
Nhịp lấy đà là một chủ đề rất rộng và đôi khi rất ít được đề cập đến trong các tiết học âm nhạc nói chung và piano nói riêng. Tuy vậy, trong âm nhạc, từ cổ điển đến hiện đại các câu nhạc được bắt đầu từ nhịp lấy đà thường hay hơn và hấp dẫn hơn so với các câu nhạc bắt đầu ở ngay phách mạnh. Rất nhiều các Etude nổi tiếng của Chopin có yếu tố nhịp lấy đà, và cả Yiruma, cũng rất yêu thích cách khởi đầu một nét nhạc ở phách nhẹ của một ô nhịp.
Tip 42: Đèn Giao Thông
Trong giảng dạy âm nhạc tôi rất thích dùng các ví dụ và mô phỏng gần gũi với cuộc sống. Tôi thường hay bảo với các bạn học sinh của mình rằng, âm nhạc miêu tả cuộc sống và cuộc sống cũng là bóng hình của âm nhạc.
Có lần, trong một tiết học đang diễn ra, có cơn gió bất ngờ từ đâu đến đẩy cánh cửa kêu nhè nhè. Người bạn nhỏ ngồi đối diện tôi bỗng dưng bị phân tán sự chú ý ra khỏi nội dung bài và mãi lo nhìn ngoài cánh cửa. Tôi nhanh trí nghĩ ra ngay một sự kết nối giữa cơn gió kia với bài học về to và nhỏ hôm ấy. Thế là tôi hỏi: “Ô…có cơn gió kìa, wow…nếu như chúng ta là những cái cây thì cơn gió to đến sẽ thế nào nhỉ? Sẽ làm cây rung rinh thật mạnh này…”, vừa nói tôi vừa dang tay ra hai bên làm thành những cành cây bị rung lắc vì cơn gió. Rồi sau đó thì tôi lại chuyển sang cơn gió nhỏ, những “cành cây” của tôi và của bạn nhỏ nhè nhẹ rung rinh. Rồi chúng tôi cùng tạo ra những âm thanh to và nhỏ khi gió thổi, cùng chuyển động, cho đến khi tôi tạo ra những âm thanh của gió trên đàn, tôi có thể nhìn thấy học sinh của mình hoàn toàn tập trung chú ý vào lắng nghe âm nhạc và thể hiện chúng ra trên cơ thể vô cùng tuyệt vời.
Tip 41: Bắt đầu với những sự tương phản
Khoảng 4 năm về trước, tôi có viết một tip chia sẻ về cách giảng dạy bằng việc cho học sinh lắng nghe và nhận biết những sự khác biệt thông qua âm nhạc. Không ngờ rằng, 4 năm sau, tôi đã là học sinh của trường CMU – Carnegie Mellon University, trên con đường trở thành một giáo viên giảng dạy với phương pháp Dalcroze.
Một trong những trò chơi rất phổ biến trong phong cách giảng dạy của nhà sư phạm âm nhạc Dalcroze đó là Quick Reaction – Phản ứng nhanh. Với khả năng thu hút sự chú ý và tăng cường sự tập trung của học sinh, Quick Reaction là một hoạt động rất được ưa chuộng trong các lớp học âm nhạc dựa trên chuyển động và vận động.
Tip #31: Kodaly hỏi, bạn sẽ trả lời?
Những ngày mùa hè, Seoul đã ấm áp hơn. Bước ra ngoài trời phong phanh với áo thun tay dài và váy chữ A chấm gối, tôi thấy mình nhẹ đi bội phần.
Nhưng cho dù là đông hay hạ, sở thích được chìm đắm trong những trang sách của tôi chưa bao giờ chấm dứt. Trên các chuyến tàu, ở giữa âm thanh của tiếng người cười nói và tiếng tàu máy chạy có sự yên tĩnh vô hình mà lại rất hiếm có.
Tip #29: Dạy Scale cách khác biệt!
Scale đối với nhiều đứa trẻ trong đó có tôi ngày xưa, là một bài tập vô cùng tẻ nhạt. Nếu những điệu thức đó không ảnh hưởng nhiều đến điểm số của môn Piano phổ thông đến như vậy, tôi có lẽ đã loại bỏ nó ra khỏi đầu từ lâu.
Nhưng, đúng là có những thứ chúng ta mãi cho đến khi trở thành một giáo viên mới có thể nhìn thấy đầy đủ vẻ đẹp của nó. Scale chính là một ví dụ điển hình cho tôi.
Tip #24 : Những câu chuyện diệu kỳ
Khi còn là một đứa trẻ 6 tuổi, tôi rất thích nghe chuyện cổ tích. Sau vài năm đã quen với mặt chữ, tôi bắt đầu say mê đọc sách. Lớn thêm chút nữa, Disney cuốn tôi vào thế giới của các công chúa, hoàng tử, và của những bà tiên có đũa thần phép màu. Cho đến bây giờ, khi nghe lại những bản hit của Alan Menken như “A whole new world”, “Beauty and the Beast”, “Part of your world”, tôi vẫn tưởng mình là đứa trẻ ngày nào, vẫn tin vào những điều thần tiên kỳ diệu.
Tip #30: Pikachu! Tớ chọn cậu!
Thật không kỳ lạ lắm nếu như bạn và tôi đều có một vài học viên yêu thích trò chơi Pokemon Go. Khoảng hơn chục năm về trước, tôi biết đến phim hoạt hình Pokemon và trò chơi điện tử Pokemon qua một người anh họ. Cũng giống đa phần những cô bé khác, tôi không mấy quan tâm đến những con Pokemon đó. Cho đến mười năm sau, tôi đã phải lục tung cả Google và Pinterest lên để tìm kiếm ý tưởng cho cho tiết dạy Piano với Pokemon.