Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 4: Tập luyện, tập luyện, tập luyện

Dường như phần lớn thời gian của một nghệ sỹ Piano là dành cho việc tập luyện.

Đôi khi mình nghĩ các chương trình biểu diễn lớn hay nhỏ đều cũng giống như một dạng bài tập. Nơi những người chơi nhạc sẽ rèn luyện các kỹ năng để trở nên thành thạo và ngày-càng-thành-thạo-hơn-nữa.

Khi dạy Piano, mình cũng luôn khuyên học sinh phải thường xuyên tập luyện. Tuy nhiên, cũng giống như người lớn xách cặp đi làm để cuối tháng có lương. Trẻ em, cũng cần có động lực để tập luyện. read more

Tip 44: Những ký hiệu biết hát

Cuối năm luôn là thời điểm để giáo viên ôn tập lại các nội dung mình đã giảng dạy trong một năm vừa qua. Việc ôn tập này bao gồm cả phần thực hành và lý thuyết âm nhạc. Đối với lý thuyết âm nhạc, có rất nhiều cách để ôn lại các nội dung kiến thức cũ học sinh đã học. Có một số giáo viên thực hiện các trò chơi trả lời câu hỏi trên powerpoint, có một số sử dụng các bài tập trên giấy, vv…vv… hầu hết đều đem đến những hiệu quả nhất định. read more

Tip 43: “Cô chúc con một ngày tốt lành!”

Nhịp lấy đà là một chủ đề rất rộng và đôi khi rất ít được đề cập đến trong các tiết học âm nhạc nói chung và piano nói riêng. Tuy vậy, trong âm nhạc, từ cổ điển đến hiện đại các câu nhạc được bắt đầu từ nhịp lấy đà thường hay hơn và hấp dẫn hơn so với các câu nhạc bắt đầu ở ngay phách mạnh. Rất nhiều các Etude nổi tiếng của Chopin có yếu tố nhịp lấy đà, và cả Yiruma, cũng rất yêu thích cách khởi đầu một nét nhạc ở phách nhẹ của một ô nhịp. read more

Tip 42: Đèn Giao Thông

Trong giảng dạy âm nhạc tôi rất thích dùng các ví dụ và mô phỏng gần gũi với cuộc sống. Tôi thường hay bảo với các bạn học sinh của mình rằng, âm nhạc miêu tả cuộc sống và cuộc sống cũng là bóng hình của âm nhạc.

Có lần, trong một tiết học đang diễn ra, có cơn gió bất ngờ từ đâu đến đẩy cánh cửa kêu nhè nhè. Người bạn nhỏ ngồi đối diện tôi bỗng dưng bị phân tán sự chú ý ra khỏi nội dung bài và mãi lo nhìn ngoài cánh cửa. Tôi nhanh trí nghĩ ra ngay một sự kết nối giữa cơn gió kia với bài học về to và nhỏ hôm ấy. Thế là tôi hỏi: “Ô…có cơn gió kìa, wow…nếu như chúng ta là những cái cây thì cơn gió to đến sẽ thế nào nhỉ? Sẽ làm cây rung rinh thật mạnh này…”, vừa nói tôi vừa dang tay ra hai bên làm thành những cành cây bị rung lắc vì cơn gió. Rồi sau đó thì tôi lại chuyển sang cơn gió nhỏ, những “cành cây” của tôi và của bạn nhỏ nhè nhẹ rung rinh. Rồi chúng tôi cùng tạo ra những âm thanh to và nhỏ khi gió thổi, cùng chuyển động, cho đến khi tôi tạo ra những âm thanh của gió trên đàn, tôi có thể nhìn thấy học sinh của mình hoàn toàn tập trung chú ý vào lắng nghe âm nhạc và thể hiện chúng ra trên cơ thể vô cùng tuyệt vời. read more

TIP #40: LÊN hay XUỐNG hay XOAY MỘT VÒNG?

Dạy về cao độ trong lĩnh vực sư phạm Piano là một chủ đề hoàn toàn khác biệt so với dạy về hát xướng âm như trong giảng dạy âm nhạc phổ thông.  Để giúp trẻ có thể vững vàng kỹ năng đọc nốt và chơi đàn, quy trình kết hợp 3 thao tác mắt nhìn – tay chơi – tai nghe nên được kết hợp cùng một lúc và thật nhuần nhuyễn.  Trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất là tai nghe.  read more

Tip #28 : Đánh thức bằng sự sáng tạo

Những mùa hè tháng 7 tháng 8 tôi có nhiều tiết dạy vào buổi sáng vì lúc ấy bọn trẻ được ở nhà và không phải đến trường học.  Với tôi, điều này thật lý tưởng bởi niềm hạnh phúc của tôi là đắm mình vào phố phường nhộn nhịp của những buổi sáng sớm.  Nhưng, bọn trẻ thì ngược lại… 

Chúng không thích học Piano vào buổi sáng, vì chúng không thể vượt qua được cơn buồn ngủ.    read more

Tip #27 : “5 10 15 20…”

Lúc tôi 6 tuổi, trẻ em quanh khu nhà tôi ở rất đông.  Mỗi chiều đi học về, chúng hay qua nhà rủ chơi trò “năm mười”.  Chơi thì chơi chứ tôi không thích mấy.  Nản nhất là khi đi trốn mà bị tìm, thế là phải “bị”, mà tôi thì chẳng giỏi về khoản “bị” chút nào…

Tuy vậy, khi lớn lên và bắt đầu công việc giảng dạy Piano, tôi lại rất thích trò “trốn – tìm”.  Các bạn nhỏ cũng thế, chúng rất hào hức và luôn sẵn sàng cho cuộc tìm kiếm mỗi khi được chơi “trốn – tìm”. read more

Tip #26 : Làm gì để quãng bớt nhàm chán?

Hansa là đứa học sinh tham vọng nhất từ trước đến giờ của tôi.

Điều đó dễ hiểu, vì con bé hội tụ đầy đủ các yếu tố để đạt được những mục tiêu mà nó muốn. Sự siêng năng, kiên nhẫn, thông minh, nhạy bén, trí nhớ tốt, cùng với hậu phương hỗ trợ từ phụ huynh, Hansa hứa hẹn sẽ là một pianist thành công trong tương lai nếu như con bé được đào tạo một cách bài bản. read more

Tip #15: Khoá Fa đơn giản hơn thế!

       Đọc và chơi Khoá Fa là một trong những thách thức khiến các học viên của tôi rất nản lòng.  Đôi khi đó là một nỗi sợ hãi mà các bạn ấy rất ngại khi phải đối diện.

Về phía bản thân, tôi cũng không muốn buổi học trở nên căng thẳng bằng việc bắt học viên phải ngồi “nặn” ra từng nốt nhạc…Vì thế, tôi đã tìm cách để đơn giản hoá tay trái với mong muốn quá trình luyện tập tay trái trở nên đơn giản hơn gấp nhiều lần. read more

Tip #14: Bài luyện ngón bốn tay!

        Hanon và Deliateur là hai giáo trình luyện ngón nổi tiếng và được sử dụng phổ biến trong giảng dạy Piano.  Bên cạnh nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả thực sự của Hanon trong việc tập luyện, cuốn sách bao gồm 60 bài luyện ngón này vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới cho đến ngày hôm nay.

Nhưng mặc dù Hanon và Deliateur được tin dùng như thế nhưng có một sự thật khó phủ nhận: Cả hai bộ giáo trình này đều không phù hợp cho trẻ em mới học chơi Piano. read more

error: Content is protected !!