LÀM SAO ĐỂ CON KHÔNG CHÁN KHI TẬP CHƠI NHẠC?

Trước khi đăng ký cho con học chơi một nhạc cụ, Piano chẳng hạn, thì hẳn phụ huynh nào cũng muốn nhìn thấy những thành quả tốt đẹp. Ngay cả mình cũng thế, mình luôn tin tưởng rằng mình sẽ khiến đứa trẻ này yêu thích âm nhạc, siêng năng tập đàn và trở thành một nghệ sỹ trong tương lai.

Nhưng thực tế là, ở lứa tuổi nhỏ, trẻ em rất dễ trở nên chán. Hiện tượng “boredom” này xảy ra rất thường xuyên đặc biệt ở lứa tuổi đầu tiểu học. read more

CONNECTING WITH YOUR CHILD THROUGH YOUR OWN VOICE

Tonight, I listened to my child sing.
8 PM. The house was quiet, with only the soft glow of the nightlight casting shadows in the corner of the room.
Lying beside my child, holding their tiny hand, I told a bedtime story.
They listened silently.
I thought they might have dozed off, since there was no response—just stillness.

I became more aware of the warmth in their little hand. And then, from somewhere deep inside me… a rhythm began to stir.
I started to hum.

There were no lyrics, no fancy words—just a mother’s heart, lifting its voice in song. read more

NGHE NHẠC CÙNG CON, TẠI SAO KHÔNG?

NGHE NHẠC CÙNG CON, TẠI SAO KHÔNG?

Một trong những sai lầm của mình lúc con còn nhỏ là cho con tiếp xúc với âm nhạc quá ít.

Mình cứ nghĩ rằng chỉ nên để con nghe các thể loại âm nhạc hàn lâm thính phòng như nhạc cổ điển, nhạc Piano không lời, hoặc đơn giản hơn là nhạc trẻ em ca từ đơn giản, giai điệu dễ nhớ…Nhưng trên thực tế là, con mình có hứng thú với tất cả các thể loại âm nhạc. read more

Kể chuyện Âm Nhạc – Đôi dòng suy nghĩ

Sau khi thực hiện 5 buổi Kể chuyện âm nhạc online cho các bạn nhỏ. Mình có cơ hội được quan sát các bạn, học cùng các bạn, chơi cùng các bạn. Ca hát và nhảy múa cùng các bạn. Tất cả những khoảng thời gian đó đều rất có ý nghĩa với mình dưới góc độ là một nhà sư phạm âm nhạc, mình muốn dành thời gian để chiêm nghiệm, phân tích, đối chiếu và học hỏi. Từ đó rút ra được những kết luận cá nhân, nhằm củng cố cho phương pháp giảng dạy của cá nhân mình thêm trọn vẹn đầy đủ. read more

Danh sách các nghệ sỹ Piano yêu thích của tôi

1. Mary Lou Williams

2. Art Tantum

Triết lý cá nhân với vai trò là một người chơi nhạc và một giáo viên

1/ Tôi hiểu rằng mọi quan điểm cá nhân đều có tính nhất thời. Tôi sẽ sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình về cách giảng dạy, cách tôi chơi nhạc, làm nhạc nếu như tôi cảm thấy mình cần thay đổi.

2/ Tôi mong muốn tạo ra một bầu không khí thoải mái cho những người xung quanh mình, đặc biệt trong việc giảng dạy và trong việc chơi nhạc với người khác. Nhưng không có nghĩa tôi sẽ dễ dãi trong việc chấp nhận những lỗi sai. Tôi sẽ chân thành thẳng thắng đóng góp ý kiến vì điều đó sẽ tạo nên một kết quả tốt đẹp. read more

Cảm Thụ Âm Nhạc Chuyển Động có thật sự giúp ích cho tôi? – #1 Căn phòng đầu tiên

Mùa hè năm 2000, một bao thư bìa trắng được gửi đến nhà tôi. Địa chỉ ghi rõ ràng đầy đủ: Nguyễn Lê Kim Ngân – số nhà xxxx, yyyy, zzzz. Bên góc trái bìa thư là logo của trường Nhạc Viện Tp.Hồ Chí Minh được in đậm nét. Tôi hồi hộp mở thư, tốc độ không nhanh cũng không chậm.

Thông báo kết quả tuyển sinh Nhạc Viện Tp.Hồ Chí Minh

Thí sinh: Nguyễn Lê Kim Ngân đã trúng tuyển…. read more

Nhật ký 37: Ngày nắng & Ngày mưa

“Cất tâm trí của bạn đi và trước tiên hãy đến với những cảm giác” ~ Fritz Perls

Một vài ngày gần đây khi có cơ hội đọc lại những cuốn sách viết về phương pháp Dalcroze của Stephen Moore và Julia Schnebly-Black, tôi có cơ hội nhìn lại về bộ môn Cảm Thụ Âm Nhạc Vận Động một cách sâu sắc hơn. Đó không phải chỉ là múa, là hát, là chơi nhạc cụ mà còn là về…cảm giác.

Đúng vậy. Cảm giác là thứ có thể giúp chúng ta mường tượng được những trải nghiệm mà chúng ta đã từng hoặc chưng từng gặp trong đời. Chúng ta nhớ cảm giác đã khát khi được ngồi ăn một que kem mát lạnh giữa buổi chiều hè, chúng ta nhớ cảm giác chờ đợi trong cái nắng oi ả một người bạn không biết khi nào sẽ đến, chúng ta cũng có thể tưởng tượng được mình là một con kiến đang vội vã cặm cụi tha mồi về tổ trước khi cơn mưa giông kéo đến, dù chúng ta không cần phải là một con kiến. read more

Bài tập Bông hoa dấu hoá | Học Piano Vui

Mình rất vui khi những bài tập của Học Piano Vui mình thiết kế được đến tay nhiều giáo viên và các bạn nhỏ. Năm nay mình sẽ tiếp tục thực hiện những bài tập này nhiều hơn và các bài tập sẽ được đóng thành cuốn để nội dung được xuyên suốt, có tính hệ thống nhiều hơn.

Tiếp theo trong chuỗi bài tập Học Piano Vui sẽ là một bài tập về dấu hoá thăng giáng – nhận biết vị trí dấu hoá trên năm dòng kẻ và trên phím đàn. Bài tập kết hợp hai kỹ năng này sẽ giúp cho các bạn nhỏ ôn tập về nội dung dấu hoá thật hiệu quả và cũng vui mắt, sinh động. read more

Protected: KHOÁ PIANO MÙA HÈ MẸ & BÉ – CÁCH HỌC VÀ CHƠI NHỊP PHÁCH

This content is password protected. To view it please enter your password below:

error: Content is protected !!