Triết lý cá nhân với vai trò là một người chơi nhạc và một giáo viên

1/ Tôi hiểu rằng mọi quan điểm cá nhân đều có tính nhất thời. Tôi sẽ sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình về cách giảng dạy, cách tôi chơi nhạc, làm nhạc nếu như tôi cảm thấy mình cần thay đổi.

2/ Tôi mong muốn tạo ra một bầu không khí thoải mái cho những người xung quanh mình, đặc biệt trong việc giảng dạy và trong việc chơi nhạc với người khác. Nhưng không có nghĩa tôi sẽ dễ dãi trong việc chấp nhận những lỗi sai. Tôi sẽ chân thành thẳng thắng đóng góp ý kiến vì điều đó sẽ tạo nên một kết quả tốt đẹp. read more

Âm nhạc không phải thuốc tiên. 

Bắt đầu làm mẹ, mình cũng như các bà mẹ khác – luôn lo nghĩ phải làm sao đem đến cho con sự hỗ trợ tốt nhất với mong muốn giúp con được phát triển từ sớm.  Và mình nghĩ đến âm nhạc. 

Mình cũng lò mò đi mở nhạc Piano Cổ Điển cho con nghe với hy vọng trí não con sẽ phát triển sớm.  Bắt đầu với những clip YouTube tiêu đề dạng như “Các bản nhạc dành cổ điển dành cho trẻ em…”.  Và mình cứ ngỡ nó sẽ kiểu, chăm chú lắng tai nghe hoặc bày tỏ sự thích thú qua đôi mắt nụ cười.  Nhưng thực tế lại trái ngược với những gì mình tưởng tượng, thằng bé hoàn toàn không thể hiện sự chú ý nào với những âm thanh đang được phát ra.  Nó cứ ngó lơ xung quanh và cái miệng thì sắp sửa mếu máo.  read more

Nhật ký 43: Tuyết rơi hay Lá rơi?

Tôi nhận thấy học sinh bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi chúng được tiếp cận với các khái niệm âm nhạc thông qua hình ảnh từ cuộc sống.

Phần lớn thời gian trong các tiết học, cả trực tuyến và trực tiếp, tôi luôn khuyến khích học sinh cảm nhận. Tuy nhiên, “cảm nhận” là một cụm từ ghép bao hàm rất nhiều ý nghĩa và căn nguyên. Chúng ta có cùng một cảm nhận khi đi dưới trời mưa không? Sẽ có người thấy ướt át, lạnh lẽo, người khác lại cảm thấy thật lãng mạn. Một số khác sẽ thấy buồn bã vì mưa gợi đến những kỷ niệm không vui, nhưng cũng ngược lại, có người lại thấy hào hứng vì mưa đem đến sự mát mẻ. Vì thế, khi lắng nghe các cảm nhận của học sinh, tôi luôn cởi mởi để lắng nghe và để các bạn bày tỏ thoải mái những gì các bạn có thể hình dung được thông qua những hình ảnh đến từ âm nhạc. read more

* 1 – Tôi có thực sự hiểu học sinh của mình không? 

Những câu hỏi bạn sẽ muốn tự hỏi nếu bạn là một giáo viên dạy Piano 

Hiểu rõ đối tượng mình đang giảng dạy là một trong những kỹ năng quan trọng vì mỗi học sinh đều có những tố chất riêng biệt và khác biệt.  Tôi tin rằng để thành công trong việc giảng dạy piano, bạn luôn cần có sự quan sát sâu sắc và chậm rãi để có thể nắm bắt những gì bạn cần biết về học sinh của của mình.  Từ đó những gì bạn biết sẽ trở thành các công cụ hỗ trợ đắc lực cho hành trình phía trước.   read more

Cảm Thụ Âm Nhạc Chuyển Động có thật sự giúp ích cho tôi? – #1 Căn phòng đầu tiên

Mùa hè năm 2000, một bao thư bìa trắng được gửi đến nhà tôi. Địa chỉ ghi rõ ràng đầy đủ: Nguyễn Lê Kim Ngân – số nhà xxxx, yyyy, zzzz. Bên góc trái bìa thư là logo của trường Nhạc Viện Tp.Hồ Chí Minh được in đậm nét. Tôi hồi hộp mở thư, tốc độ không nhanh cũng không chậm.

Thông báo kết quả tuyển sinh Nhạc Viện Tp.Hồ Chí Minh

Thí sinh: Nguyễn Lê Kim Ngân đã trúng tuyển…. read more

Khoá Học Online Cho Giáo Viên: Kết Nối Cơ Thể Với Âm Nhạc

* Vì sao chúng tôi có khoá học này?

=> Với mong muốn hướng dẫn các giáo viên âm nhạc có thể tìm thấy con người nghệ thuật bên trong mình và nuôi dưỡng mảnh đất nghệ thuật ấy để phục vụ cho chính mình, cũng như cho việc giảng dạy âm nhạc, cô Nguyễn Ngân và giáo sư Yoojin Kim đã kết hợp với Trung tâm Nghệ thuật Thương Thương để phát triển khoá học đặc biệt này.

* Mục đích của khoá học này là gì? read more

Nhật Ký 42: Đạp xe

Tôi nhớ lần đầu tiên tập đi xe đạp.

Chiếc xe đạp đó tôi cũng không nhớ đã được mượn từ đâu. Nó có cái yên rất cao và tôi đều phải nhón để chống chân mỗi khi ngồi lên. Việc giữ thăng bằng cũng rất khó khi đầu xe luôn quẹo qua quẹo lại và hai tay tôi thì rung lắc liên hồi.

Nhưng sau đó không lâu thì đạp xe đạp đã trở thành một thú vui mà tôi rất yêu thích.

Tôi yêu sự chuyển động của cảnh vật hai bên đường, của ngọn gió thổi phù lên mặt, của những đám lá xanh và bụi hoa nhỏ nhiều màu sắc. Trên ghi-đông, sự tự do được chắp lấy đôi cánh. Tôi có thể thong thả chậm rãi nhìn ngắm cảnh núi ngon và hít hà mùi thơm của đất, rồi lại lao đi nhanh hơn để thả dốc một ngọn đồi từ trên cao…. read more

Nhật ký 41: “Vì sao tôi phải chuyển động?”

Kết thúc tiết học, tôi chào tạm biệt Sophie và nói với con bé: “Sophie hôn cô một cái nốt tròn xem nào!…” read more

Nhật ký 40: Hạt lúa mì

“Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất và chết đi, nó vẫn chỉ là một hạt thôi; nhưng nếu chết đi, nó được kết quả nhiều.” – Kinh Thánh

Khi tìm hiểu về Dalcroze vài ngày gần đây, tôi vô tình xem được một video của giáo sư Robert M.Abramson trình bày về phương pháp này một cách đầy cảm hứng. Ông ấy dẫn dắt mọi người, chơi đàn Piano, chuyển động cùng học sinh…Mọi thứ xuất phát từ vị giáo sư đến từ ngôi trường danh giá Julliard này đều rất tự nhiên và đầy cuốn hút. read more

Nhật ký 39: Stranger Things

“Khi nghe tiếng nhạc ấy tôi cứ đi theo, cứ ngỡ như là tiếng hát của thiên thần…”

Victor Creel – Stranger Things (Season 4)

Có một điều tôi luôn tự hỏi: “Vì sao âm nhạc lại có chức năng xoa dịu nhiều đến như thế?”

Điều gì ở trong chúng ta ra hiệu cho chúng ta biết rằng những giai điệu nào khiến tâm trí của chúng ta thoải mái hoặc là không? Tất nhiên là khoa học đã giải thích có những bước sóng được phát ra từ tín hiệu âm thanh rồi truyền đến tai và nguồn âm này phù hợp với thính giác con người. read more

error: Content is protected !!