Hôm nay, bạn có dọn phòng?

Mẹ tôi là một người rất yêu gia đình.

Bà thích bày biện sắp xếp nhà cửa, từ phòng khách cho đến bàn ăn. Những đồ vật của gia đình chúng tôi từ mươi mấy năm về trước cũng được bà cẩn thận giữ lại và đặt chúng mọi ngóc ngách. Cặp kiếng mát đã lỗi thời hay cái cặp da laptop tôi mang đi dạy Nhạc năm kia đều vẫn đang nằm đâu đó trong nhà. Cả những cái ly, cái muỗng đã sờn cũ mẹ tôi cũng không nỡ bỏ đi huống chi là đôi giày kỷ niệm ai đó tặng cho mẹ tôi gần 5 năm về trước. Tưởng chừng như, ngôi nhà của chúng tôi luôn tồn tại hơi thở của cả quá khứ và hiện tại. Mọi thứ thật sự ấm cúng song cũng…đầy ắp. read more

Đừng Chỉ Tập luyện Piano Hôm Nay!

Năm 1968, tại thế vận hội Olympic Mùa hè ở Mexico, vận động viên người Mỹ 21 tuổi, Dick Fosbury, từ một kẻ vô danh không ai biết đã đi vào lịch sử và nổi tiếng thế giới sau khi thực hiện cú nhảy cao hơn 2.24m với một kỹ thuật không hề giống ai để giành lấy tấm huy chương vàng danh giá.  

Báo chí ca ngợi, truyền thông dậy sóng và các nhà chuyên môn thì nghi vấn về tính khoa học trong cách làm của ông.  read more

Bạn sẽ để cá trong hồ nào?

Ba tôi là người thích nuôi cá.

Khoảng hơn 10 năm về trước, khi ba tôi còn nuôi một con tai tượng to trong cái hồ xây bằng xi-măng đặt trước sân, chiều nào đi học về, tôi thường hay phải ghé mua bobo cho nó. Riết thành thói quen, ngày nào không mua là lại thấy thiếu. Nhưng không lâu sau, ba tôi đi xa nhà, con tai tượng cũng lặng lẽ đi xa.

Sau này, tôi không còn phải đi mua bobo nữa vì hộp thức ăn khô cho cá đã bầy bán phổ biến. Nhưng ba tôi thì vẫn giữ thói quen nuôi cá của ông. Những con cá la hán lả lướt lượn lờ trong hồ kính bóng láng làm lòng dạ ông khoan khoái. Có lần ông bảo muốn sắm một cái hồ mới to hơn để lũ cá được phát triển, nhưng nhà nhỏ, nên ý định cũng không thể thực hiện. read more

Livestream với Shelly Davis – Khi tập luyện trở thành một thói quen.

Tháng tư vừa rồi khi về Việt Nam, tôi có dịp đi xem Endgame. Hai tiếng đồng hồ trong rạp với cái cổ ngẩng cao vì ghế ngồi quá gần, tôi vẫn có thể thưởng thức trọn vẹn bộ phim. Từng vị siêu nhân lướt qua màn ảnh, các pha đánh đấm quật lộn thật vô cùng đẹp mắt. Tự dưng trong phút chốc, tôi ước: Giá mà mình cũng có sức mạnh siêu nhiên như thế!

Bỗng chiếc ghế giật tôi lại, tôi rơi vào hiện tại chân thực với một câu hỏi khác: Liệu khi đã được sinh ra là một siêu nhân, tôi có cần phải luyện tập ngày đêm để có thể trở nên điêu luyện như thế trên màn ảnh? read more

Lý thuyết không chỉ là lý thuyết (done)

Trưa thứ bảy hôm nay, điện thoại tôi nhận được một tin nhắn từ Maansi, mẹ của Hansa, với vài dòng ngắn gọn nhưng có thể tưởng tượng được hét hồ hởi trên khuôn mặt của cô, ”NaNa! Hansa thi xong rồi! Đề bài rất dễ!”

Tôi thở phào.  Cả tuần qua là những cuộc vật lộn hàng giờ liền với những bài tập trong phần Grouping & Adding rests của tôi và Hansa.  Con bé dù chỉ mới học hết lớp ba nhưng phải nhớ đủ thứ các định nghĩa, các công thức, cả các ngôn ngữ chữ viết tắt loằng ngoằng, và nay thì não đã không còn chỗ chứa cho chủ đề đặc biệt này nữa.  read more

4 bài học không thể quên khi dạy trẻ đọc nốt

Khoảng vài năm gần đây, hộp thư của tôi thường xuyên nhận được rất nhiều những câu hỏi xoay quanh chủ đề: “VÌ SAO TRẺ KHÔNG THỂ THUỘC NỐT NHẠC?” 

Trước khi phân tích về những lý do cho câu hỏi trên.  Hãy để tôi nói cho bạn nghe một bí mật: Người lớn cũng không thể thuộc nốt nhạc, chứ không phải chỉ có bọn trẻ.  

… 

Mùa hè năm 2014, lần đầu tiên tôi nhận dạy một cô bé người Đức tên là Sray.  Sray năm ấy vẫn chưa đến tuổi đi học và cũng chỉ vừa lên lớp lá được khoảng vài ngày.  Chúng tôi gặp nhau vào một ngày mưa rào trời mát rượi.   read more

10 bước tập luyện Thị Tấu dễ dàng

Thị Tấu (sight – reading) là một phần thi có trong các chứng chỉ Âm nhạc quốc tế, trong đó nổi bật nhất là ABRSM. Thị Tấu được Wikipedia định nghĩa là: Người chơi nhạc đọc và chơi một bản nhạc chưa từng biết ngay trên nhạc cụ.

Để Thị Tấu được nhanh và chính xác đòi hỏi sự tập luyện thường xuyên của người học. Thời điểm ban đầu là khoảng thời gian khó khăn cho đa số người mới học kỹ năng này. Tuy vậy, khi tập luyện nghiêm túc lâu dài với một phương pháp khoa học, người học có thể nắm vững được kỹ năng này nhanh chóng và đạt được điểm cao trong các kỳ thi. read more

Tip #25: Sáng tác trong 1 phút

Đây là lần thứ 5 thứ 6 gì đấy tôi phải viết lại đoạn mở bài cho tip hôm nay. Không phải vì tôi không biết mình bắt đầu từ đâu, mà vì với tôi, điều này quá mới mẻ.

Trước đây tôi luôn nghĩ, khi trẻ học chơi Piano, giáo viên là nguồn duy nhất có thể truyền đạt được tư duy âm nhạc cho chúng. Trẻ có thể nghe nhạc từ nhiều nơi, cũng có thể tiếp thu được các phong cách âm nhạc từ những môi trường khác nhau. Nhưng, tôi chưa bao giờ nghĩ, chính bản thân chúng có thể tạo ra được âm nhạc. read more

6 điều tôi ước ai đó nói với mình trước khi bắt đầu dạy Piano…

      Sáng hôm nay là một buổi sáng yên bình.  Những tia nắng của một ngày chớm đông đi qua khe cửa sổ căn phòng nhỏ và nằm yên vị trên cái bệ gỗ, rất điềm nhiên và bình yên.

Thứ tư tuần trước là một ngày khác thường.  Buổi chiều hôm ấy, tôi hối hả với những chuyến tàu trễ và đông nghẹt người.   Tôi muộn tiết dạy Piano của mình gần 30 phút, điều mà chẳng mấy khi xuất hiện… read more

Nhật Ký 7 – Những tờ giấy viết tay.

            Một ngày tháng tư năm 2018, tiết trời Seoul se lạnh.  Cách đây chừng hơn ba tuần trước, tôi còn mới chuyển đến Seoul để bắt đầu một cuộc sống mới thì hôm nay đã bắt một chuyến tàu xa để gặp mặt học sinh đầu tiên của mình tại nơi xứ sở xa lạ.   Ngày nhận được tin nhắn hỏi thăm về quảng cáo dạy Piano tại nhà đăng trên một trang điện tử, tôi gật đầu đồng ý ngay, dù vẫn chưa hình dung được điều gì đang chờ đợi mình phía trước. read more

error: Content is protected !!